Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của làng nghề truyền thống. Các cơ sở sản xuất mọc lên san sát nằm xen kẽ cùng nhà dân. Gây nên tình trạng ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn là điều không thể tránh khỏi.
Anh Vũ Quang Vinh chia sẻ: “Các cơ sở sản xuất trong làng chủ yếu là các cơ sở của các hộ sản xuất tư nhân, sử dụng các công nghệ lạc hậu lại làm thủ công. Nên việc gây ra ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi”.
Biết là ô nhiễm nhưng vẫn phải làm là khẳng định của người dân ở đây. Bởi lẽ, tại xã có hơn 100 cơ sở sản xuất, kinh doanh đã tạo công ăn việc làm cho hơn 2000 lao động tại địa phương.
|
Theo một chủ cơ sở sản xuất trong làng, các cơ sở sản xuất ở đây đã tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều công nhân. Cứ trung bình mỗi tháng công nhân làm việc từ 20 đến 25 ngày thì lương tháng khoảng 10 triệu đồng. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất này còn giải quyết được một lượng lớn việc làm cho lực lượng lao động phổ thông, không được đào tạo qua trường lớp.
Để lí giải cho nguyên nhân tình trạng ô nhiễm xảy ra, các chủ hộ sản xuất cho rằng do quy mô sản xuất chủ yếu tại làng là các hộ cá nhân nhỏ lẻ. Áp dụng công nghệ sản xuất thủ công, lạc hậu nên không thể tránh khỏi điều đó.
Đã có những biện pháp được chính quyền địa phương đưa ra là chuyển các cơ sở kinh doanh về nơi sản xuất tập trung cách xa khu dân cư. Thế nhưng, không phải cơ sở sản xuất nào cũng đủ vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất mới, hiện đại để di rời ra khu sản xuất tập trung.
Còn khi được hỏi về biện pháp tạm thời để giảm thiểu ô nhiễm, các chủ cơ sở sản xuất vẫn chưa thể có biện pháp nào…
Rất mong các cấp chính quyền địa phương ở đây sớm có các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho chủ các cơ sở sản xuất để có thể di dời. Giảm thiểu ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân tại làng nghề./.