Pháp bán thiết bị quân sự cho Trung Quốc?

Giới chức Nhật cho hay, Công ty Quốc phòng hải quân DCNS có trụ sở tại Pháp đã bán ít nhất 11 bộ thiết bị, vốn được dùng để giúp trực thăng hạ cánh trên các con tàu trong điều điện thời tiết xấu. Thương vụ của công ty của Pháp với Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Nhật Bản.

Giới chức Nhật cho hay, Công ty Quốc phòng hải quân DCNS có trụ sở tại Pháp đã bán ít nhất 11 bộ thiết bị, vốn được dùng để giúp trực thăng hạ cánh trên các con tàu trong điều điện thời tiết xấu. Thương vụ của công ty của Pháp với Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Nhật.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga.

“Chúng tôi đã bày tỏ lo ngại”, chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18/3. Trong khi đó, một quan chức bộ ngoại giao Nhật Bản cho biết thêm rằng công hàm phản đối đã được gửi qua đại sứ quán Nhật tại Paris sau khi DCNS thông báo về thương vụ nói trên.

Trước đó, hãng tin Nhật Asashin Shimbun cho hay, việc phản đối đã diễn ra sau khi Nhật Bản phát hiện một hợp đồng mua bán giữa DCNS và Trung Quốc để cung cấp thiết bị cho 2 tàu hải giám mà Bắc Kinh thường điều tới vùng biển quanh quần đảo tranh chấp giữa  2 nước.

Thiết bị hạ cánh trực thăng của DCNS là một tấm thép lớn, có lỗ, tạo điểm tựa cho chiếc móc được máy bay trực thăng thả ra. Chiếc móc sau đó sẽ được dùng làm chỉ dẫn để máy bay trực thăng hạ cánh xuống boong tàu, kể cả trong điều kiện thời tiết xấu.

Theo tờ Asahi, Nhật lo ngại rằng thiết bị đó có thể thúc đẩy công nghệ hạ cánh trực thăng vẫn đang ở tình trạng kém phát triển của Trung Quốc và gây ra mối đe dọa đối với quyền kiểm soát quần đảo Senkaku mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư.

Đáp lại sự phản đối của Nhật, Paris đã thông báo với Tokyo rằng các giao dịch trên đều nằm ngoài lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc của Liên minh châu Âu. Các nước phương Tây đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc từ năm 1989, sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, một quan chức bộ ngoại giao Nhật Bản cho hay: “Chúng tôi sẽ tiếp tục bày tỏ những lo ngại của Nhật Bản tới Pháp trong các kênh ngoại giao trong tương lai”

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật về chủ quyền đối với quần đảo trên biển Hoa Đông đã lên cao kể từ tháng 9 năm ngoái, sau khi Tokyo quốc hữu hóa một phần chuỗi đảo, dấy lên sự giận dữ từ Bắc Kinh và làn sóng biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc. Trung Quốc đã liên tục điều tàu và máy bay tới gần quần đảo và cả 2 bên đều đã điều máy bay chiến đấu tới khu vực gần Senkaku/Điếu Ngư, dù không xảy ra vụ xô xát nào.

Tuy nhiên, lần đầu tiên kể từ khi Nhật đưa ra các cáo buộc từ hồi tháng 2 vừa qua, các quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc đã thừa nhận rằng một tàu khu trục nhỏ của nước này đã chĩa radar điều khiển hỏa lực vào một tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật (MSDF) ở ngoài khơi gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, hãng tin Kyodonews dẫn lời giới chức Trung Quốc khẳng định đó không phải là hành động được lên kế hoạch từ trước mà là “quyết định khẩn cấp” của chỉ huy tàu khu trục của Trung Quốc.

Bắc Kinh trước đó một mực chối bỏ cáo buộc từ phía Nhật Bản và tố cáo Tokyo đã phóng đại về “mối đe dọa từ Trung Quốc” nhằm thao túng dư luận thế giới về Trung Quốc.

Minh Ngọc