Pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn

(PLVN) - Trường đại học Luật, Đại học Huế vừa phối hợp với Viện Nhà nước và pháp luật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề “Pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Hội thảo đã nhận được gần 70 bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu khoa học có uy tín đến từ các học viện, viện nghiên cứu và các trường đại học.
Hội thảo đã nhận được gần 70 bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu khoa học có uy tín đến từ các học viện, viện nghiên cứu và các trường đại học.

Hội thảo nhằm góp tiếng nói khoa học trong việc xây dựng lý thuyết Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ bản mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Hội thảo đã nhận được gần 70 bài viết và đã chọn lọc được 42 bài viết có tính học thuật cao đến từ các học giả, nhà nghiên cứu khoa học có uy tín đến từ các học viện, viện nghiên cứu và các trường đại học. Nội dung các bài viết phong phú, đề cập nhiều vấn đề mới, đột phá, bàn luận sâu trên nhiều chiều cạnh, trong đó tập trung vào 3 nhóm chủ đề.

Cụ thể, nhóm tổng quan về lý thuyết nhà nước pháp quyền và nguyên tắc pháp quyền và kinh nghiệm quốc tế với 4 báo cáo có hàm lượng khoa học cao, đi sâu vào việc nhận diện, làm rõ cội nguồn của khái niệm nhà nước pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền và yêu cầu về nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhóm chủ đề về lý thuyết nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và yêu cầu về hoàn thiện pháp luật với 11 bài viết bàn về xu hướng hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa bảo đảm dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền con người, quyền công dân. Nhóm chủ đề về hoàn thiện pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể chiếm số lượng lớn với 27 bài đào sâu trên từng khía cạnh: Hiến pháp, hành chính, tư pháp hình sự, tư pháp dân sự, thương mại, lao động, môi trường, an sinh – xã hội, quyền con người...

Các đại biểu, nhà khoa học cùng nhau làm rõ một số nội dung về khái niệm nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa...

Các đại biểu, nhà khoa học cùng nhau làm rõ một số nội dung về khái niệm nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa...

Các bài viết dù khai thác các chủ đề và khía cạnh khác nhau song đều thống nhất rằng để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, yêu cầu trước tiên là cần có hệ thống pháp luật đồng bộ, khoa học được xây dựng dựa trên những nguyên lý, đặc trưng phổ quát, tiến bộ của nguyên tắc pháp quyền hiện đại, mang định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam, và thể hiện được bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, do Đảng lãnh đạo, nhằm mục tiêu phát triển đất nước, mang lại hạnh phúc cho Nhân dân. Do đó, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật là tiền đề tiên quyết cho việc xây dựng và vận hành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Duy Phương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật, ĐH Huế cho biết, trường Đại học Luật, ĐH Huế là 1 trong 8 trường thành viên của Đại học Huế là cơ sở đào tạo đa ngành đa lĩnh vực ở Việt Nam đang trong lộ trình phát triển thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế thành thành phố trực thuộc trung ương. Trong những năm qua, trường Đại học Luật, Đại học Huế kế thừa sứ mệnh và giá trị truyền thống của cơ sở đào tạo luật hình thành từ năm 1957, là Luật khoa thuộc Viện Đại học Huế. Hiện nay với giá trị cốt lõi và văn hóa (tư duy - sáng tạo - trách nhiệm), Nhà trường đã và đang thực hiện hoạt động đào tạo từ đại học đến tiến sỹ; thực hiện công bố các công trình nghiên cứu khoa học, hợp tác nghiên cứu với các trường đại học, viện nghiên cứu, trong đó lĩnh vực hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học là lĩnh vực được nhà trường chú trọng.

Tại Hội nghị, các đại biểu, nhà khoa học cùng nhau làm rõ một số nội dung về khái niệm nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Nội hàm của nguyên tắc pháp quyền nói chung; Nội hàm của nguyên tắc pháp quyền trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013; Cách thức bảo đảm nguyên tắc pháp quyền trong tiến trình xây dựng pháp luật; Đổi mới khung thể chế đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền...

Hội thảo khoa học đã nhận được các ý kiến thảo luận từ các đại biểu tham dự trên tinh thần trách nhiệm, khoa học, thẳng thắn đề cập và đề xuất những nội dung cốt lõi, mới, đột phá về tư duy pháp lý góp phần hoàn thiện lý thuyết về nguyên tắc pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam làm nền tảng để hoàn thiện hệ thống pháp luật

Đọc thêm