Pháp luật về quyền con người: Rất cần cơ chế thực thi

Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2012 do Bộ Tư pháp và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đồng tổ chức sáng qua - 23/5 với chủ đề “Hoàn thiện pháp luật về quyền con người” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo chuyên gia trong và ngoài nước.

[links()] Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2012 do Bộ Tư pháp và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đồng tổ chức sáng qua - 23/5 với chủ đề “Hoàn thiện pháp luật về quyền con người” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo chuyên gia trong và ngoài nước.

Các đại biểu tham dự diễn đàn “Hoàn thiện pháp luật về quyền con người.
Các đại biểu tham dự diễn đàn “Hoàn thiện pháp luật về quyền con người.

Bộ Tư pháp đóng vai trò tích cực

Đó là khẳng định của nhiều chuyên gia khi đánh giá về vai trò của Bộ Tư pháp trong việc hoàn thiện pháp luật về quyền con người, thực hiện các khuyến nghị của quốc tế về vấn đề bảo đảm quyền con người.

Công tác xây dựng PL nói chung và PL về quyền con người nói riêng là một trong những chức năng quan trọng nhất của Bộ Tư pháp. Hầu hết các dự thảo VBPL đều được giao cho Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo và trong quá trình xây dựng VBPL, Bộ Tư pháp đã có nhiều sáng kiến lập pháp liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật về quyền con người và được QH thông qua. Bộ còn chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện 7 khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền LHQ …

Theo ông Bạch Quốc An – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp), thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục thực hiện nhiều công việc liên quan đến hoàn thiện PL đảm bảo quyền con người như sửa đổi Hiến pháp 1992, rà soát, phát hiện sự chồng chéo của hệ thống PL qui định về quyền con người và xây dựng cơ sở dữ liệu PL quốc gia về quyền con người và quyền công dân nhằm “tăng cường năng lực tiếp cận quyền của công dân, đảm bảo sự minh bạch của hệ thống PL và hệ thống thực thi PL một cách hiệu quả…”.

Hướng đến giảm dần án tử hình

Trước mối quan tâm đặc biệt của các chuyên gia về việc Việt Nam vẫn duy trì hình phạt tử hình, ông Nguyễn Văn Hoàn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hành chính hình sự (Bộ Tư pháp) - cho biết, “hoàn thiện BLHS theo hướng nhân đạo là hết sức cần thiết với chủ trương “thu hẹp phạm vi áp dụng án tử hình và tiến tới loại bỏ hoàn toàn hình phạt này ra khỏi hệ thống hình phạt”.

Bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ quan điểm này của Việt Nam, đại diện các đại sứ quán Anh, Canada và một số tổ chức phi Chính phủ tham gia Diễn đàn nhấn mạnh, không quốc gia nào bỏ án tử hình mà được dư luận đồng tình tuyệt đối. Tuy nhiên, quan điểm của Việt Nam “giảm dần tiến tới loại bỏ án tử hình” là một cách làm phù hợp thực tiễn.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, quá trình thực thi các qui định về án tử hình cũng đảm bảo “không ai bị tước đi quyền sống một cách tùy tiện” bởi Việt Nam có các qui định về thi hành án tử hình chặt chẽ. Thực tế, tất cả các bản án có khung hình phạt tử hình luôn có sự xem xét cuối cùng của TANDTC (Hội đồng Thẩm phán), nhiều tử tù đã được Chủ tịch nước ân xá và được hưởng cơ chế đặc xá. Từ đó, dù vẫn còn 21 tội danh có hình phạt tử hình, nhưng số án tử hình được thi hành đã giảm rất nhiều.

Khó nhất là cơ chế thực thi

Liên tục được hoàn thiện, hệ thống qui định về quyền con người của Việt Nam đã được xây dựng tương đối hoàn thiện; tuy nhiên, các chuyên gia đều nhận thấy, “khó nhất là cơ chế thực hiện các qui định này”. Thừa nhận thực tế, Thứ trưởng Liên cho biết: “Chính sách trợ giúp pháp lý đã bổ sung những hạn chế này. Nơi nào càng nghèo, chính sách TGPL càng phát huy hiệu quả”.

Việt Nam cũng có những “cơ chế để đưa LS đến vùng sâu vùng xa” như qui định nghĩa vụ xã hội của LS là TGPL miễn phí, NN hỗ trợ người dân thuê LS qua Quỹ Hỗ trợ tư pháp, TGPL…Đặc biệt, trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992, quyền con người và quyền công dân sẽ được qui định  theo hướng “ chỉ bị hạn chế, đình chỉ bằng Luật do QH ban hành (không phải là văn bản pháp luật nói chung) với những trình tự, thủ tục thống nhất trong điều kiện nhất định, cũng như được đảm bảo thực thi qua trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan nhà nước chức năng.

Ông Nicolas Booth – Cố vấn chính sách về pháp quyền và tiếp cận công lý của UNDP Việt Nam - khuyến nghị, muốn loại bỏ những lạm dụng quyền bào chữa thì ngoài việc bỏ qui định về cấp giấy chứng nhận bào chữa thì cần qui định để việc từ chối LS phải có đại diện của gia đình nghi phạm, bị can, bị cáo và LS vì thực tế, các cơ quan điều tra thường “tự thay mặt” bị can thông báo cho người nhà là bị can “từ chối” LS và “thuyết phục” nghi phạm từ chối mời LS.

Việc bảo đảm thực thi PL về quyền con người ở Việt Nam sẽ tiếp tục được hiện thông qua kiến nghị sửa đổi, bổ sung qui định PL nhằm tăng cường tính đồng bộ, thống nhất, đảm bảo sự tương thích, phù hợp với các tiêu chuẩn tiến bộ về nhân quyền đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận vì “quyền con người là giá trị nhân văn cao cả nhất của nhân loại”.

Bà Setsuko Yamazaki (Giám đốc Quốc gia UNDP Việt Nam):

- Qui định PL là xuất phát điểm bảo đảm quyền con người nhưng hiệu quả của qui định sẽ bị hạn chế nếu không có cơ chế đầy đủ để thực thi vì kinh nghiệm thực tiễn chứng minh quan trọng là thực thi PL. Việt Nam đã nhận thấy cần tăng cường cơ chế bảo đảm thực thi PL, đặc biệt là nội luật hóa các Điều ước quốc tế với nỗ lực lớn sửa đổi qui định của PL cho phù hợp, xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi qui định PL về quyền con người và bảo đảm hoạt động của các cơ quan Nhà nước hiệu quả trong lĩnh vực này.

Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên:

- Bảo vệ quyền con người là vấn đề luôn được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Ở cấp quốc gia, các quyền con người cơ bản đã được ghi nhận trong Hiến pháp, thể chế hóa trong nhiều văn bản luật, dưới luật và được đảm bảo thực hiện trong thực tế.Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác xây dựng, thực thi pháp luật về quyền con người còn một số hạn chế, tồn tại như: chất lượng, hiệu quả và việc thực thi các qui định về quyền con người của Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong quá trình dân chủ hóa toàn diện và hội nhập quốc tế.

Để khắc phục, Việt Nam xác định việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống PL về quyền con người, đảm bảo phù hợp điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia là một mục tiêu quan trọng.

Huy Anh

Đọc thêm