Theo tạp chí Nature, lỗ đen khổng lồ được đặt tên là LB-1 cách Trái Đất 15.000 năm ánh sáng và có khối lượng lớn gấp 70 lần Mặt trời.
Liu Jifeng, giáo sư quan sát thiên văn Trung Quốc chia sẻ: "Dải ngân hà được ước tính chứa 100 triệu lỗ đen nhưng LB-1 lớn gấp đôi so với kích thước trung bình. Các lỗ đen có khối lượng như vậy tưởng chừng không tồn tại trong thiên hà của chúng ta".
Các nhà khoa học chia ra 2 loại lỗ đen. Loại phổ biến là lỗ đen khối lượng ngôi sao - lớn hơn 20 lần so với Mặt trời, hình thành khi trung tâm của một ngôi sao rất lớn tự sụp đổ. Các lỗ đen siêu khối lượng lớn hơn Mặt trời ít nhất một triệu lần và nguồn gốc của chúng không rõ ràng.
Dải Ngân hà được ước tính chứa 100 triệu lỗ đen ngôi sao nhưng LB-1 lớn gấp đôi. |
Nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng, thông thường các ngôi sao điển hình trong dải Ngân hà đã thải ra phần lớn khí của chúng thông qua các "cơn gió sao", ngăn chặn sự xuất hiện của một lỗ đen có kích thước bằng LB-1. Họ sẽ phải nỗ lực để giải thích sự hình thành của LB-1.
LB-1 được tìm thấy bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế. |
Các nhà khoa học đã có xu hướng tìm các lỗ đen bằng cách phát hiện tia X mà chúng phát ra. Nhưng phương pháp này đã hạn chế tính hữu dụng vì chỉ một số ít hệ thống lỗ đen mà ngôi sao đồng hành quay rất gần lỗ đen sẽ phát ra tia X có thể phát hiện được.