Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam trách nhiệm và bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là chủ đề hội thảo quốc tế do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang đồng tổ chức - Đây là một trong nhiều sự kiện quan trọng diễn ra trong khuôn khổ Festical Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023.

Trong khuôn khổ Hội thảo các diễn giả đến từ Trường Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), tổ Chức phát triển Hà Lan (SNV), GIZ, các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp trong nước và Quốc tế sẽ chia sẻ về thách thức và cơ hội, bài học kinh nghiệm của ngành hàng lúa gạo Việt Nam trong bối cảnh Quốc tế hiện nay. Từ đó, định hướng xây dựng, phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam minh bạch, trách nhiệm và bền vững, đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia trong mọi tình huống và nâng tầm giá trị hạt gạo Việt trên thị trường lúa gạo thế giới.

Gạo Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới, đáp ứng được các điều kiện an toàn thực phẩm.

Gạo Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới, đáp ứng được các điều kiện an toàn thực phẩm.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung thông tin: Trong những năm qua, Việt Nam đã tập trung nghiên cứu phát triển của giống lúa, tỷ trọng sử dụng giống lúa xác nhận không ngừng tăng. Các quy trình canh tác bền vững, tiên tiến được tăng cường áp dụng. Thêm vào đó là chế biến gạo ngày càng phát triển, nhiều công nghệ hiện đại đã được đầu tư để nâng cao giá trị sản phẩm, giảm thất thoát sau thu hoạch. Nhờ đó, mặc dù diện tích trồng lúa giảm nhưng sản lượng và chất lượng lúa gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết thêm: Gạo Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới, đáp ứng được các điều kiện an toàn thực phẩm. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chính thức phê duyệt đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" - nơi chiếm tới 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. "Điều đó, chúng tôi xác định mục tiêu hình thành một triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các tổ tài chính, nhà khoa học cũng sự cam kết đồng hành cùng Việt Nam, triển khai thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hec-ta chuyên canh lúa chất lượng cao.

Tại Hội thảo, các tổ tài chính, nhà khoa học cũng sự cam kết đồng hành cùng Việt Nam, triển khai thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hec-ta chuyên canh lúa chất lượng cao.

Tham luận tại buổi Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Phú Son – Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ: Mặc dù thực trạng sản xuất lúa của vùng ĐBSCL nói riêng và của Việt Nam nói chung có dấu hiệu phát triển tích cực. Đặc biệt là xu hướng chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng thấp sang lúa có chất lượng cao, do nhu cầu thị trường đòi hỏi. Đồng thời, ngành hàng lúa gạo của Việt Nam hiện đang hoạt động với nhiều kênh thị trường khác nhau, thích ứng với nhu cầu của thị trường.

“Tuy nhiên, hoạt động chuỗi giá trị của ngành hàng lúa gạo vẫn còn đối mặt với 10 điểm nghẽn. Để khắc phục điều này, có 04 giải pháp được đề xuất, như: Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu lúa tập trung, chuyên canh lúa chất lượng cao theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh; Nghiên cứu và phát triển các mô hình liên kết bền vững giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo; Cắt giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo; Xây dựng dự án nghiên cứu phát triển giống lúa và phát triển thương hiệu gạo chung của Việt Nam” - PGS.TS Nguyễn Phú Son nêu.

Nhiều loại gạo ngon của các tỉnh, thành phố trưng bày tại sự kiện Festival lúa gạo năm 2023.Quang cảnh

Nhiều loại gạo ngon của các tỉnh, thành phố trưng bày tại sự kiện Festival lúa gạo năm 2023.Quang cảnh

Còn theo đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời: Phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam luôn là mục tiêu của ngành (mục tiêu khả thi trong ít nhất 10 năm tới). Bên cạnh việc đảm bảo an ninh lương thực, việc hoàn thiện các tiêu chí phát triển bền vững nên được đặt ra cả trung hạn và mỗi năm để từng bước tăng thêm thu nhập cho ngành lúa gạo, ổn định nền tảng là liên kết sản xuất bền vững. Từ đó, phát triển thêm các sản phẩm chế biến sâu và thực hành trồng lúa giảm phát thải. Qua đó, góp phần thực thi cam kết NetZero của Việt Nam vừa có thể tạo ra chứng chỉ carbon có thể thương mại hóa trên thị trường quốc tế.

Theo thông tin mới công bố của Tổng cục Thống kê, sản lượng lúa của cả nước 9 tháng năm 2023 ước đạt 32,1 triệu tấn (chiếm khoảng 74,7% tổng sản lượng cả năm), tăng 1,3% (so cùng kỳ năm trước). Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, dự kiến cả năm 2023, sản lượng lúa đạt được từ 43 - 43,4 triệu tấn, tăng khoảng 650 - 700 nghìn tấn so 2022, vượt 170 nghìn tấn so với kế hoạch của ngành nông nghiệp nông thôn năm 2023. Dự báo, nhiều khả năng sẽ đạt được 7,5 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm 2023 mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Đọc thêm