"Không bệnh nhân nào mặn mà với việc làm sinh thiết", Tiến sĩ Daniel Hayes, Giáo sư Nghiên cứu Ung thư Vú tại Trung tâm Ung thư Rogel thuộc Đại học Michigan nói.
Sinh thiết xâm lấn các tế bào trong cơ thể và gây ra cảm giác khó chịu, tuy nhiên hiện phương pháp này là chính xác nhất để xác định liệu một người có bị ung thư hay không.
Thế nhưng, Tiến sĩ Hayes gợi ý: "Nếu chúng ta có thể lấy đủ tế bào ung thư từ máu, thì có thể sử dụng chúng để tìm hiểu khối u về mặt sinh học và chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân."
Tiến sĩ Hayes và nhóm của ông gần đây đã phát triển một thiết bị có thể đeo vào người và thực hiện nhiệm vụ "lọc" trong quá trình máu lưu thông cho các tế bào ung thư - nếu vượt qua tất cả các xét nghiệm - có thể thay thế sinh thiết lỏng, nguồn mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe lấy mẫu máu hoặc nước tiểu từ các cá nhân để tìm ra dấu hiệu của ung thư. Các khối u giải phóng các tế bào vào máu, điều này về lý thuyết, bằng cách lấy mẫu máu và phân tích nó, một chuyên gia có thể phát hiện ra dấu hiệu của ung thư.
Tuy nhiên, nói dễ hơn làm, vì ngay cả ở những người có khối u ác tính, mẫu máu đôi khi cũng không tiết lộ gì nhiều, vì các tế bào ung thư trong khối u của họ nhanh chóng trôi vào máu và do đó không xuất hiện trong các tế bào đơn lẻ nữa.
Biến chứng này đã thúc đẩy Tiến sĩ Hayes và các đồng nghiệp tìm ra một thiết bị có thể thực hiện tất cả các công việc kiểm tra sinh thiết lỏng nhưng thực ra là thực hiện "quét" dòng máu cho các tế bào ung thư. Hiện tại, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thiết bị này trên chó và cập nhật những phát hiện của mình trên tạp chí Nature Communications.
Thách thức trong việc thiết kế một thiết bị đeo tiện dụng
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng mặc dù hầu hết các tế bào ung thư tồn tại trong máu hầu hết đều không sống sót, tuy nhiên những tế bào sống sót có thể di chuyển đến các bộ phận khác nhau của cơ thể và tạo thành một khối u di căn mới.
Vì lý do này, ung thư cần phải được phát hiện càng sớm càng tốt nhằm mục đích cung cấp chế độ điều trị toàn diện cho bệnh nhân, ngăn chặn bệnh lây lan và gây thêm thương tổn cho cơ thể.
Thách thức mà tiến sĩ Hayes và các đồng nghiệp phải đối mặt khi quyết định phát triển một thiết bị có thể đeo vào người nhằm sàng lọc các tế bào ung thư trong máu, là họ phải tìm cách tích hợp tất cả những công nghệ cần thiết để xét nghiệm máu (một cơ số thiết bị khá đồ sộ), vào một thiết bị nhỏ gọn hơn có thể đeo lên cơ thể mà không gây cản trở đến các hoạt động khác và vẫn đảm bảo an toàn.
Sau khi tiến hành một loạt sửa đổi và cải tiến, cuối cùng nhóm nghiên cứu đã thiết kế ra một thiết bị với những đặc điểm ưu việt, có khả năng quét và nhận diện được nhiều tế bào ung thư hơn đến 3,5 lần/mm máu so với việc thực hiện qua mẫu máu trong ống nghiệm.
Mặc dù cho đến thời điểm này thiết bị mới cho thấy nhiều hứa hẹn, Tiến sĩ Hayes tin rằng vẫn cần thêm thời gian để có thể ứng dụng với con người. Ông ước tính nhóm nghiên cứu có thể tiến hành các thử nghiệm lâm sàng ở người trong vòng 3 đến 5 năm nữa.