Phó thủ tướng Trương Hòa Bình tiếp xúc với cử tri huyện Đức Hòa, Long An

(PLVN) - Phó Thủ tướng khẳng định: Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, là cầu nối quan trọng giữa miền Tây Nam Bộ và Tp.HCM; là địa phương có đóng góp lới đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực và cả nước.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp 

Chiều 26/6, Ủy viên bộ Chính trị - Phó thủ tướng thường trực Chính Phủ Trương Hòa Bình và đoàn Đại biểu Quốc hội đã có buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 9 – Quốc hội khóa XIV. Tham dự hội nghị, có ông Trương Văn Nọ - Ủy viên Ban thường vị Tỉnh ủy – Trưởng đoàn ĐBQH - Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Long An; Ông Đặng Hoàng Tuấn – Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải cùng các lãnh đạo các sở, ngành, các cử tri trên địa bàn tỉnh Long An.

Tại buổi tiếp xúc, Đoàn đại biểu Quốc hội đã báo cáo kết quả về kỳ họp thứ 9 khóa XIV diễn ra trong 19 ngày được chia làm 2 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và họp tập trung. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội đã ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 Toàn cảnh hội nghị tiếp xúc cử tri ĐBQH tại huyện Đức Hòa

Qua theo dõi kỳ họp, cử tri đánh giá cao chất lượng của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An trong việc đưa tiếng nói, nguyện vọng tới nghị trường Quốc hội. Đồng thời, hội nghị cũng đã ghi nhận những ý kiến, đóng góp của cử tri huyện Đức Hòa về phát triển kinh tế, đời sống, xã hội tại địa phương.

Cử tri phát biểu tại hội nghị 

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đã ghi nhận những ý kiến đóng góp của cử tri, khẳng định Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, là cầu nối quan trọng giữa miền Tây Nam Bộ và TP HCM; là địa phương có đóng góp lới đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực và cả nước, đồng thời cho biết: Từ đầu năm 2020, đất nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ đại dịch Covid – 19. Tuy nhiên, nhờ sự quyết tâm của Đảng, chính quyền các cấp cùng nhân dân trong việc đoàn kết chống đại dịch, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, nền kinh tế ổn định trong 5 tháng đầu nă.

Các hoạt động quyết liệt của Chính phủ trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nội địa, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, tỉ lệ xuất siêu đạt 1,9 tỷ USD, khu vực trong nước tăng 10,4%, kinh tế nội địa phát triển, đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài tới Việt Nam.

Theo Phó thủ tướng, bên cạnh việc kích cầu, phát triển sản xuất kinh tế trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu; nước ta cần tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn FDI với các chính sách tốt, là địa chỉ để các nhà đầu tư hướng đến, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế nhà nước, tư nhân, trí thức khởi nghiệp, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đọc thêm