Báo cáo tại hội thảo cho thấy thời gian qua, tôm chiếm tới 50% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây luôn đạt 3 - 4 tỷ USD/năm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
Gắn liền sự phát triển vượt bậc của ngành tôm và phải giải quyết vấn đề phụ phẩm mà bấy lâu nay chưa được sự quan tâm đúng mức, xem nó là phế phẩm làm mất đi một nguồn lợi lớn cho kinh tế Việt Nam, đồng thời dễ gây ra ô nhiễm môi trường.
Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong thời gian qua, Bộ đã tập trung nguồn , tạo hành lang pháp lý tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường phát triển nghiên cứu chuyển giao và đổi mới công nghệ. Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tôm và phụ phẩm tôm được triển khai.
PGS.TS Trang Sỹ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang cho biết: “Lượng phụ phẩm tôm ở Việt Nam tăng liên tục và còn sẽ tăng ổn định trong thời gian tới. Năm 2017 có trên 320.000 tấn phụ phẩm. Đến năm 2025 sẽ tăng lên trên 500.000 tấn. Tuy nhiên, một thời kỳ người ta xem phụ phẩm ngành tôm là phế liệu, xem không có giá trị. Chủ yếu chỉ dùng để bán rẻ nghiền ra bổ sung vào thưc ăn gia súc. “Đây là tài nguyên chứ không phải phế liệu nếu biết nghiên cứu ứng dụng công nghệ để phát triển”.
Theo ông Trung, phụ phẩm tôm có thể sản xuất ra rất nhiều sản phẩm có giá trị như chitin, dầu tôm, protein thủy phân. Đồng thời còn có thể áp dụng vào các lĩnh vực như thực phẩm chức năng, thực phẩm, dược phẩm… Tuy nhiên trong quá trình chế biến phụ phẩm tôm phải chấp nhận đầu tư. “Nếu không chấp nhận đầu tư trang thiết bị hiện đại thì rất khó có chất lượng sản phẩm tốt”, ông Trung nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyên Trưởng phòng Phát triển Thị trường, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, phụ phẩm tôm chiếm tỷ trọng bình quân từ 35-45% khối lượng cơ thể nên có khối lượng rất lớn. Trong protein của phụ phẩm tôm chó chứa nhiều carotenoid, hệ emzyme là nguyên liệu để sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị cao.
Trong vỏ tôm có chứa đến 27% chitin là nguyên liệu để sản xuất chitin/chitosan là những sản phẩm có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. “Có thể nói phụ phẩm tôm hiện đang là nỗi ám ảnh của nhiều cơ sở chế biến tôm nói tiêng và chế biến thủy sản nói chung do bị phân hủy tự nhiên gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Tuy nhiên nếu biết tân dụng để chế biến thì đó là một nguồn nguyên liệu quý, một “mỏ vàng” cho ngành chế biến tạo ra các sản phẩm sinh học.