Chuyên đề nào cũng đều có giá trị và ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng cũng như nói lên được những mặt ưu điểm, tồn tại, hạn chế và sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản luật hướng dẫn thi hành, nhằm hoàn thiện Hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự, góp phần quan trọng vào nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong tòan quốc.
Trong những chuyên đề đó, chúng tôi tâm đắc nhất vẫn là chuyên đề về “Quy định mới của pháp luật và những vấn đề cần lưu ý trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự” do ông Nguyễn Tư Pháp- Phó cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh Phú Yên, trình bày tại Hội nghị.
Chuyên đề này đã nói lên được sự tồn tại, vướng mắc mà lâu nay Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh Phú Yên nói riêng và toàn quốc nói chung đang gặp phải khó khăn trong thực tiễn thi hành. Trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại điều 71 Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014, thì có những biện pháp cưỡng chế thường gặp phải những trở ngại cũng như dễ sai sót trong quá trình tổ chức thi hành.
Do vậy, mà chuyên đề này ông Nguyễn Tư Pháp đã truyền đạt lại những kinh nghiệm thực tiễn và cách vận dụng đúng quy định pháp luật để tránh những sai phạm có thể xảy ra, nhất là khi áp dụng biện pháp cưỡng chế giao nhà, chuyển giao quyền sử dụng đất theo điều Điều 115 Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 hoặc là giao con trong việc thi hành án dân sự về án Hôn nhân và gia đình…
Hội nghị cũng đã có nhiều câu hỏi thảo luận, trao đổi những vướng mắc trong thực tiễn thi hành xoay quanh lĩnh vực cưỡng chế, kê biên thi hành án dân sự. Như vấn đề kê biên tài sản theo Khoản 2, Điều 95 Luật thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2014 về kê biên nhà ở quy định: “…Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà…”
Chúng ta cũng thấy nhiều vụ việc không thể áp dụng theo khoản 2, Điều 95 được, bỡi vì tài sản là nhà ở luôn gắn liền với quyền sử dụng đất của người khác thì khó mà thuyết phục để tiến hành cưỡng chế, kê biên. Người đứng tên quyền sử dụng đất không đồng ý để cơ quan thi hành án dân sự kê biên thì cũng đành bó tay và ngôi nhà ở cũng không thể tách rời quyền sử dụng đất đó được. Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã giải quyết phần lớn những tồn tại, hạn chế, vướng mắc ở thực tiễn thi hành, tuy nhiên vẫn một phần nhỏ vướng mắc ở thực tế áp dụng pháp luật theo khoản 2 Điều 95.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Tư Pháp cũng đã truyền đạt những kinh nghiệm đối với những trường hợp như trên bằng phương pháp nâng cao kỹ năng thuyết phục của Chấp hành viên, giải thích cho người phải thi hành án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan hiểu rõ về tính chất thực thi pháp luật của cơ quan thi hành án, nghĩa vụ của người dân phải luôn “thượng tôn pháp luật” thì mọi việc có thể trở nên thuận lợi hơn cho công tác thi hành án dân sự.
Kết thúc Hội nghị, đều nhất trí cao những điểm mới đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời và rất cần thiết của Luật thi hành án dân sự, giải quyết những vướng mắc mà lâu nay Chấp hành viên và cơ quan thi hành án gặp phải, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự.