Kỳ vọng hoàn thiện pháp luật từ Hiệp định thế hệ mới
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) là những Hiệp định tự do thế hệ mới. Theo bà Trang những Hiệp định này khác hẳn những Hiệp định trước đây bởi nó không dừng lại ở biên giới (như hải quan, tự vệ, xuất nhập khẩu…) mà là vấn đề đằng sau biên giới, mà đầu tư là nhóm lớn nhất, có tác động mạnh nhất.
“Có thể nói TPP và EVFTA là những hiệp định tự do thế hệ mới, kỳ vọng trở thành hình mẫu cho phát triển thương mại, đầu tư khu vực và toàn cầu trong bối cảnh của sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển của khoa học kỹ thuật và hội nhập ngày càng sâu rộng, toàn diện…”- Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ KH&ĐT, luật sư Phạm Mạnh Dũng , Cty luật TNHH Rajah & Tann LCT Lawyers nhận định.
Chính vì vậy. theo Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, việc hoàn thiện pháp luật theo cam kết TPP- EVFTA không chỉ đảm bảo thực thi các cam kết mà xa hơn từ các hiệp định tự do này để hoàn thiện hơn môi trường kinh doanh…
Ông Phạm Mạnh Dũng cũng cho rằng, việc ký TPP hay EVFTA cho dù các Hiệp định chưa có hiệu lực hoặc có độ trễ về thời gian thi hành thì việc rà soát, đánh giá các nội dung cam kết và so sánh với thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam và yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật là yêu cầu của tự thân và cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật và yêu cầu của phát triển…
Tương thích và tính thực thi
Kết quả rà soát cho thấy các nguyên tắc cơ bản như đối xử quốc gia (NT), đối xử tối huệ quốc (MFN), chuẩn đối xử tối thiểu (MST), nhân sự cao cấp đã có sự tương thích.
“Thật tuyệt vời là pháp luật Việt Nam không có quy định nào về phân biệt đối xử giữa NĐT trong nước và ngoài nước! Còn vì sao Formosa được đầu tư 70 năm còn các DN khác chủ được 50 năm thì tôi không biết!”- Bà Trang dẫn chứng khi phân tích các quy định về MFN.
Một số nội dung liên quan đến các nguyên tắc mở cửa thị trường, xóa bỏ rào cản đươc chỉ ra không tương thích như về chuyển tài sản ra nước ngoài. Theo đó, pháp luật Việt Nam không quy định về nguyên tắc chuyển tài sản ra nước ngoài như TPP mà chỉ quy định các trường hợp được phép chuyển, trong khi TPP quy định các trường hợp có thể hạn chế việc chuyển (còn lại là được phép). Ngoại lệ của nguyên tắc này trong luật Việt Nam hẹp hơn trong TPP.
Hay một số quy định tương thích một phần với cam kết TPP về bồi thường như trong trường hợp tước quyền sở hữu, xung đột vũ trang / bạo loạn dân sự…); Một số khái niệm không có trong pháp luật Việt Nam như khái niệm về khoản đầu tư , thỏa thuận đầu tư…
Nhìn dưới góc độ công đồng DN, luật sư Phạm Mạnh Dũng cho rằng việc rà soát các quy định của Hiệp định và pháp luật Việt Nam cần tập trung vào các nguyên tắc mở cửa thị trường liên quan tới NĐT nước ngoài.
Ông dẫn chứng quy định có trong TPP, EVFTA và Luật Đầu tư : “Trường hợp nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đã được phép hoạt động trong những ngành, phân ngành mà không được quy định trong cam kết WTO và các điều ước quốc tế khác và pháp luật Việt Nam cũng không quy định , nếu các ngành, phân ngành này đã được phép và được công bố trên cổng thông tin quốc gia về đầu tư thì NĐT được pháp thực hiện…”. Thế nhưng hiện vẫn chưa có ngành, phân ngành nào được công bố trên cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, mặc dù có không ít các NĐT đã được cấp phép hoạt động hàng chục năm qua…
Hay như quy định về lập cơ sở giáo dục có vốn FDI theo Nghị định 73/2012/NĐ-CP, trong đó quy định “Đối với cơ sở hoạt động từ 20 năm trở lên phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và phải được UBND tỉnh đồng ý về việc giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng..”, theo Luật sư Dũng, những quy định như vậy thường gặp trong các văn bản của các ngành và là rào cản không nhỏ cho các hoạt động đầu tư cần rà soát…
Theo Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, mục đích của việc rà soát này là nhằm đưa ra các đề xuất: sửa đổi hay không sửa đổi pháp luật áp dụng chung; xây dựng văn bản thực thi riêng TPP về đầu tư hay áp dụng trực tiếp các cam kết.
“Hoàn thiện pháp luật để tương thích với các cam kết đương nhiên phải làm, nhưng theo tôi hoàn thiện pháp luật không phải làm gì mấy, quan trọng hơn là phải có một thiết chế để đảm bào pháp luật được thực thi, bởi nếu không thực thi, chúng ta sẽ bị kiện…”- Bà Trang nhấn mạnh.