Rác từ khẩu trang tăng 9.000% do COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đại dịch COVID-19 đang diễn ra và các quy định về khẩu trang của các chính phủ trên toàn thế giới đã gây ra “sự gia tăng theo cấp số nhân” về ô nhiễm rác khẩu trang, nghiên cứu toàn diện dựa trên dữ liệu thu thập được ở 11 quốc gia cho thấy.
Một chiếc găng tay và mặt nạ bảo hộ bị vứt bỏ ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh: AFP
Một chiếc găng tay và mặt nạ bảo hộ bị vứt bỏ ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh: AFP

Nghiên cứu của một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Portsmouth (Mỹ) đã được công bố trên tạp chí Nature Sustainability hôm thứ Năm.

Nhóm đã tiến hành một nghiên cứu toàn diện về thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), quan sát thấy “sự gia tăng theo cấp số nhân” các PPE trong bối cảnh phòng chống COVID-19. Phát hiện của họ dựa trên dữ liệu được thu thập trên 11 quốc gia, bao gồm Úc, Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, New Zealand, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh và Mỹ, bằng việc sử dụng ứng dụng thu gom rác Litterati.

Nghiên cứu kéo dài 14 tháng, với số liệu tháng 9/2019 được sử dụng làm đường cơ sở. Tình trạng rác thải bắt đầu phát triển ở mức báo động từ tháng 3/2020, khi sự lây lan của virus trở thành một đại dịch toàn cầu, với việc các chính phủ trên toàn thế giới đưa ra nhiều biện pháp hạn chế, bao gồm cả việc bắt buộc đeo khẩu trang.

“Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy tác động của việc quy định pháp luật sử dụng các vật dụng như khẩu trang có thể có đối với sự xuất hiện của chúng dưới dạng rác thải. Chúng tôi phát hiện ra rằng những chiếc khẩu trang rải rác đã tăng theo cấp số nhân từ tháng 3/2020, dẫn đến mức tăng gấp 84 lần vào tháng 10/2020”, Tiến sĩ Keiron Roberts, trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Portsmouth, cho biết.

Một chiếc khẩu trang được tìm thấy trong quá trình dọn dẹp bãi biển ở bãi biển Hampton, New Hampshire (Mỹ) ngày 28/7/2020. Ảnh: Unsplash

Một chiếc khẩu trang được tìm thấy trong quá trình dọn dẹp bãi biển ở bãi biển Hampton, New Hampshire (Mỹ) ngày 28/7/2020. Ảnh: Unsplash

Trong số các quốc gia được lấy mẫu, Vương quốc Anh cho thấy “tỷ lệ khẩu trang, găng tay và khăn lau tổng thể cao nhất”, theo nghiên cứu. Ví dụ, vào tháng 8 đến tháng 1/ 2020, khẩu trang chiếm hơn 5% tổng số rác thải, khăn lau và găng tay chiếm 1,5% nữa.

Roberts nói thêm rằng sự gia tăng gần 9.000% lượng rác PPE cho thấy việc thực thi đeo khẩu trang “phải đi kèm với các chiến dịch giáo dục để hạn chế việc thải chúng ra môi trường”. Các nhà nghiên cứu cho biết trong khi các hạn chế liên quan đến đại dịch, chẳng hạn như hạn chế du lịch quốc tế, có tác động tích cực nhỏ đến môi trường, thì tình trạng ô nhiễm PPE tăng vọt đã thực sự trở nên đáng báo động, các nhà nghiên cứu cho biết.

“Vào tháng 4/2020, bắt đầu xuất hiện một số mặt tích cực nhỏ trong việc giảm hoạt động của con người do tình trạng phong tỏa, với những cải thiện về chất lượng không khí và chất lượng nước. Hoạt động của con người giảm cũng cho thấy các báo cáo về động vật quay trở lại các thị trấn và thành phố,”, Roberts nói và nói thêm rằng những chiếc khẩu trang cũng bắt đầu xuất hiện“ nơi chúng chưa từng ở trước đây”.

Đọc thêm