Rừng cây và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thời xưa có câu: “Đời trước trồng cây, đời sau hưởng mát, đời trước gây họa, đời sau gặp tai ương”, nếu tiền nhân làm rất nhiều việc tốt thì sẽ để lại cho con cháu một khối di sản tốt, giúp con cháu có được phú quý, trí tuệ. Nếu tiền nhân làm nhiều việc xấu, sẽ khiến con cháu gặp nhiều vận hạn về sức khỏe, tâm hồn và tài chính.
Rừng cây chứng kiến 4 sự kiện trọng đại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Rừng cây chứng kiến 4 sự kiện trọng đại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Rừng cây chứng kiến 4 sự kiện trọng đại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có bốn sự kiện trọng đại đều diễn ra tại rừng cây. Trước hết, Ngài được sinh ra ở rừng cây. Theo tục lệ của đất nước Ấn Độ thời bấy giờ, gần đến ngày sinh nở, Hoàng hậu Maya phải về quê của mình ở Devadaha. Nhưng khi đoàn người đi đến vườn Lâm Tỳ Ni thì Hoàng hậu lâm bồn. Đức Phật đã ra đời trong hoàn cảnh như thế. Hình như Ngài từ chối cung vàng điện ngọc để được ra đời nơi rừng cây xanh mát.

Đến khi Thành Đạo, Ngài cũng ở dưới cội cây bồ đề. Hình ảnh cây bồ đề gắn liền với quá trình ngộ đạo và tu hành của Đức Phật. Dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật đã giác ngộ được đạo lý nhà Phật và tu thành chính quả. Trước khi Phật giáo xuất hiện, cây bồ đề được coi là một loài cây thiêng liêng và người dân lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về nó. Loài cây này tượng trưng cho học vấn và sự giác ngộ. Theo các điển tịch về Phật giáo, cây bồ đề đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời tu hành của Đức Phật. Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo.

Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp châu Á để truyền bá giáo lý và hướng mọi người đi theo đạo Phật. Chính vì vậy, cây bồ đề được trồng khắp nơi trên thế giới và tượng trưng cho may mắn. Cây bồ đề là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, nên nó còn được gọi là “cây giác ngộ”. Lần thuyết pháp đầu tiên của Ngài lại diễn ra tại vườn Nai. Nơi ấy có những chú nai chạy tung tăng, gần gũi với con người.

Dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật đã giác ngộ được đạo lý nhà Phật và tu thành chính quả.

Dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật đã giác ngộ được đạo lý nhà Phật và tu thành chính quả.

Những lần sau, thỉnh thoảng Ngài cũng thuyết pháp trong giảng đường nhưng lần thuyết pháp đầu tiên đã diễn ra dưới rừng cây. Cuối đời, Ngài lại viên tịch tại rừng cây. Tuy Ngài không nói nhưng bốn sự kiện lớn trong cuộc đời Ngài đã để lại cho những người đời sau một thông điệp quan trọng. Vì hiểu giá trị kín đáo mà lớn lao ẩn trong sự sống của cây rừng nên Ngài muốn dạy chúng ta phải yêu quý thiên nhiên, phải gần gũi với thiên nhiên?

Vào thời Đức Phật, điều này không quan trọng lắm vì lúc đó rừng cây chưa bị tàn phá. Nhưng bây giờ, khi rừng cây bị tàn phá quá nhiều, điều này đã trở nên bức thiết. Hiểu thâm ý của Ngài và thực hiện lời dạy ấy, chúng ta sẽ thấy những lợi ích lớn lao mà rừng cây đem lại cho sự sống của con người.

Theo “Đạo Phật ngày nay”, sống trên cuộc đời này, tất cả chúng ta đều mắc nợ rừng. Từ cái ghế chúng ta ngồi, cái bàn ta viết, nhà cửa ta ở đến những công trình lớn nhỏ..., tất cả đều làm bằng gỗ lấy từ cây xanh. Vì vậy, chúng ta phải biết ơn rừng và phải trồng lại rừng cây.

Công đức của việc trồng rừng lớn hơn việc xây cất những ngôi chùa to. Vì trồng rừng là giữ lại sự sống cho thế giới. Điều này cũng có ý nghĩa như bố thí thuốc men, tiền bạc, cơm gạo, thả phóng sinh chim, cá,...

Bởi vậy, dù sống trong thời đại mà khoa học kỹ thuật có những tiến bộ không ngừng, chúng ta vẫn nhớ thông điệp không lời mà Đức Phật để lại. Khoa học kỹ thuật hiện đại có thể giúp con người xây dựng những ngôi nhà lớn, có thể đem lại cho cuộc sống con người đầy đủ tiện nghi, nhưng chúng ta cố gắng đừng xa rời thiên nhiên. Lúc nào chúng ta cũng giữ sự gắn bó với cây xanh để có thể tìm ra được những điều quý giá từ nơi ấy.

Thời xưa có câu: “Đời trước trồng cây, đời sau hưởng mát, đời trước gây họa, đời sau gặp tai ương”, nếu tiền nhân đã làm rất nhiều việc tốt thì sẽ để lại cho con cháu một khối di sản tốt, giúp con cháu có được phú quý, trí huệ. Nếu tiền nhân làm nhiều việc xấu sẽ khiến con cháu gặp nhiều vận hạn về sức khỏe, tâm hồn và tài chính. Vậy nên muốn thay đổi vận mệnh thì cần xem bạn tích âm đức như thế nào.

Vận mệnh tốt xấu của một người sẽ liên quan chặt chẽ tới những việc thiện ác và âm đức trong tâm mình trong cuộc sống hàng ngày. Tu thiện tích đức, chính là tạo cơ hội gieo mầm thiện, tạo thiện duyên, đắc phúc tiêu tai. Họa đến ác nhiều chính là do bản thân tạo nhiều ác duyên cõi lục đạo luân hồi mà thành.

Việc học như việc trồng cây

Ông bà ta đã từng nói: "Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá". Những người phá rừng cuối cùng sẽ phải chịu số phận thê thảm, đau khổ vô cùng. Người siêng năng trồng rừng sẽ gặp may mắn, giàu có, trồng một cây xanh là gieo được một cội phúc cho mình.

Nên nếu ta trồng nghìn nghìn cây xanh cho đời là ta đã gieo được nghìn cái cội phúc cho mình, nên cái nghiệp trồng cây xanh tạo nên cái phước rất lớn. Do đó phật tử dù là người không biết trồng cây, không biết trồng rẫy cũng phải tìm mọi cách trồng nhiều cây xanh. Mua đồi hoang, đất trống và góp tiền với nhau để trồng rừng, gieo trồng cội phúc cho mai sau.

Trồng một cây xanh là gieo được một cội phúc cho mình.

Trồng một cây xanh là gieo được một cội phúc cho mình.

Ta trồng cây xanh, để bảo vệ ươm màu xanh cho trái đất, tạo không khí tốt lành, tạo cho trái đất này. Nên một cây xanh mọc lên là một cội phúc ta gieo đến cho đời và ta gieo đến cho ta. Trong đời ai chưa một lần trồng được một cái cây vươn lên thì phải hiểu rằng cuộc đời mình rất bất hạnh. Người cả đời không trồng được một cây xanh nào thì phải hiểu đời mình sau này sẽ khô khan, nắng nóng không có bóng mát. Đời mình sẽ có nhiều vất vả ở tương lai.

Cho nên dù làm nghề gì thì cũng phải tìm cách có một chỗ nào đó để trồng một cây xanh cho đời. Hễ có cây xanh mình trồng mọc lên thì nên biết cội phúc của mình được gieo xuống. Còn người nào mà cưa cây, phá cây thì kết cục là sẽ nghèo khó.

Đạo Phật nằm ở tâm con người chứ không nằm ở hình thức. Đạo Phật chỉ tồn tại khi con người biết sống vị tha, thương yêu lo lắng cho nhau chứ không tồn tại nhờ những ngôi chùa to mà bên trong tăng ni không hòa hợp. Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng xây những ngôi chùa to là có nhiều công đức. Trồng rừng mới là việc đem lại nhiều công đức lớn cho thế giới này.

Tục ngữ có câu rằng: “Con người hành thiện thì trời đất đều biết, ắt có phúc báo”. Hành thiện chính là chỉ âm đức. Con người tích đức càng nhiều thì phúc báo càng lớn. Việc thiện làm không phải vì bản thân, tức là bạn làm việc thiện mà người khác không hay biết thì gọi là âm đức. Như vậy phúc báo lại càng lớn hơn. Cũng có người nói rằng: Âm đức là chỉ những việc tốt đã làm ở dương gian mà lại được ghi công tại âm gian, là những việc tốt được làm một cách âm thầm, lặng lẽ.

Ai cũng muốn bản thân mình sau này trở thành những con người thành công có ích cho đất nước, Nhưng đây không phải là một việc dễ dàng làm trong một thời gian ngắn mà nó là cả một quá trình dài đòi hỏi chúng ta phải có nền tảng kiến thức vững chắc. Từ đó chúng ta mới có những kiến thức về cuộc sống mới biết được cuộc sống đang cần gì và chúng ta có ước mơ gì để giúp ích cho đất nước phát triển. Như vậy có câu: “Việc học như việc trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả”.

Quá trình trồng cây giống như việc học, phải cần có thời gian để cây phát triển và học cũng phải biết thu từ từ. Một cái cây có thể phát triển được tốt thì nó phải trải qua biết bao khó khăn về các hiện tượng tự nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán,… như vậy cần nó có một sức sống bền bỉ, có ý chí chống chọi dùng dễ đâm sâu vào lòng đất để vững chắc hơn. Việc học cũng vậy, cũng phải trải qua nhiều khó khăn mới thành tài được. Không phải ai sinh ra đã giỏi mà do họ cố gắng học tập để trở thành những con người giỏi. Và sau mỗi lần gặp khó khăn chúng ta phải biết đứng dạy, ươm mầm lại cho cái cây của mình tiếp tục phát triển. Đừng để thất bại đánh bại chính con người bại. Người ta thường nói “thất bại là mẹ thành công”. Do đó, hôm nay bạn đi học dù có bị điểm kém cũng không được nản lòng mà xem đó là một bài học để cố gắng làm tốt hơn vào lần sau. Như vậy chúng ta mới có ý chí và động lực để học tập tốt hơn. Và thành công trong cuộc sống mà chúng ta mong mỏi bấy lâu chính là quả ngọt mà chúng ta vun trồng cây cả một quá trình dài.

Đọc thêm