Rùng mình với món ăn độc lạ ở Việt Nam

(PLO) -Ẩm thực Việt Nam đa dạng, phong phú và còn  nổi tiếng thế giới với những món ăn "kỳ lạ". Quả thực, có nhiều món ăn Việt Nam khi nhìn thấy người ta phải khóc thét hoặc bỏ chạy vì mùi vị khó tưởng tượng của nó.
Rùng mình với món ăn độc lạ ở Việt Nam

Chuột là loài gặm nhấm với nhiều người thì nó là loại vật đáng sợ và nhiều người không dám chạm vào chúng chứ đừng nói là ăn thịt. Tuy nhiên ở Việt Nam nhiều vùng thịt chuột được chế biến thành một loạt đặc sản. Món thịt chuột trên chỉ cần nhìn thấy dám chắc rằng nhiều người co giò bỏ chạy vì sợ hãi.

Kết quả hình ảnh cho thịt chuột

Rắn mối chiên giòn: Rắn mối hay còn gọi là thằn lằn, nhiều vùng quê Việt Nam như Khánh Hòa biến rắn mối thành đặc sản và lập trại nuôi để cung cấp cho thực khách. Tuy nhiên nếu vào mâm nhìn thấy đĩa rắn mối chiên giòn nguyên con khủng khiếp thế kia liệu bạn có đủ dũng cảm để ngồi tới cuối bữa?

Kết quả hình ảnh cho Rắn mối chiên giòn

Nòng nọc nấu rau rừng. Món ăn này sẽ dùng những con nòng nọc, nhái tươi để nguyên da, chân không mổ bụng nấu với rau rừng. Khi ăn món này những người lạ sẽ nổi da gà không dám động đũa vì thỉnh thoảng có con nòng nọc vẫn còn nguyên mắt "trợn trừng" lên trong bát canh.

Kết quả hình ảnh cho Nòng nọc nấu rau rừng

Nhộng ve sầu rang: Món này đặc biệt được ưa thích ở các tỉnh miền núi phía bắc. Người dân sẽ câu nhộng ve về rang lên để nhậu. Nhìn bát nhộng ve nhung nhúc nhiều người sẽ không còn đủ dũng cảm nếm thử.

Kết quả hình ảnh cho Nhộng ve sầu rang

Đuông, ấu trùng của sâu, là một trong những đặc sản khó cưỡng những đáng sợ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách thưởng thức kinh dị nhất của đặc sản này là đuông sống tắm nước mắm - dành cho những tay sành ăn hay "thật gan" . Vì nếu không khi gắp con đuông lên bạn sẽ nghĩ rằng mình đang ăn sâu chứ không phải đặc sản nổi tiếng

Kết quả hình ảnh cho Đuông

Thịt thối nấu rêu: Đây cũng là đặc sản của miền núi Mường La thịt thối là thịt bò, trâu tươi được đem phơi khô sau đó tẩm ướt với rau thơm rồi muối trong chum. Thịt được ủ kín, vì không được ướp với nhiều muối nên thịt sẽ phân hủy, phần thịt ngon bị chín bởi ánh nắng sẽ không tan mà đóng cục. Khi ủ thịt được khoảng 10 ngày, người ta mở ra và cho vào đó một ít thảo dược. Thịt thối sẽ được nấu rêu để đãi khách quý, món ăn này có mùi vị đặc biệt kinh khủng.

Kết quả hình ảnh cho Thịt thối nấu riêu:

Nhái ôm măng: Con nhái, ếch được quấn chặt ôm vào miếng măng sau đó đem nấu canh. Ngày nay thịt nhái và ếch được được lột sạch da nhưng trước đây người dân tộc Mường Hòa Bình sau khi bắt nhái về chỉ đem sóc giỏ nhái qua nước cho bớt nhớt sau đó đổ cả giỏ vào nồi canh măng đang sôi sùng sục. Con nhái sống gặp nóng sẽ vội vàng quắp lấy miếng măng trong nồi thành món nhái ôm măng.

Kết quả hình ảnh cho Nhái ôm măng:

Thắng cố là đặc sản nổi tiếng ở miền núi. Món ăn này được nấu bằng tiết và các loại nội tạng bò, ngựa. Với người địa phương đây là món ăn ngon tuyệt nhưng với người miền xuôi thì mùi vị món ăn này trở thành nỗi ám ảnh mãi không thôi.

Kết quả hình ảnh cho Thắng cố

Nậm pịa - món ăn được coi là hôi nhất xứ Mường là "nậm pịa". Đây cũng là một món ăn đặc trưng của dân tộc Thái ở khu vực Mai Châu (Hòa Bình). Nguyên liệu chính để chế biến món này là nội tạng của động vật. Ngày trước, người dân nơi đây thường dùng nội tạng của lợn rừng làm nậm pịa. Bây giờ người ta dùng trâu, bò, dê... Sau khi thịt con vật, người ta sẽ chọn phần ngon nhất như sụn, cuống tim, thịt nạc, thịt bạc nhạc và tiết. Tất cả nội tạng như lòng, tiết, tim gan, phèo, phổi được đem ninh nhừ.

Pịa chính là phần phân non nằm giữa đoạn ruột già và dạ dày. Để lấy được pịa chuẩn đòi hỏi phải có nghề. Khi mổ bụng động vật, người ta phải cẩn thận thắt chặt hai đầu ngăn cách với ruột già và dạ dày để chất tương bột trong ruột non không bị pha tạp.

Nem thịt lợn sống là đặc sản của một ngôi làng ở tỉnh Thái Bình. Đây là một món mà không phải người Việt Nam nào cũng có dũng khí để nếm thử.

Kết quả hình ảnh cho Nem thịt lợn sống