Công trình này do kiến trúc sư người Israel Goodovitch và kỹ sư Ben Abraham sáng tạo. Họ đã đưa ra một khái niệm độc đáo, đi ngược lại gần như mọi nguyên tắc cơ bản trong thiết kế sân vận động trên thế giới nhưng Chính phủ Nam Phi vẫn phê duyệt và cấp phép xây dựng.
Sau khi khánh thành, không mất nhiều thời gian để mọi người nhận ra rằng hàng ghế trên khán đài được xây theo phong cách nhô lên cao, chia thành từng ô, cản trở tầm nhìn dưới sân cỏ. Thay vì xây thẳng, những khán đài này được xây chéo khiến khán giả phải ngoái cổ sang một bên để theo dõi trận đấu.
Chính vì thiết kế khác thường và phi thực tế này, sân vận động Mmabatho đã bị loại khỏi danh sách những sân vận động được sử dụng trong FIFA World Cup năm 2010 tại Nam Phi, dù là trận đấu chính thức hay sân tập.
Thiết kế sân Mmabatho. (Ảnh: Goodovitch) |
Ngày nay, sân vận động này hiếm khi được sử dụng vì thiết kế phi thực tế, chỉ thỉnh thoảng tổ chức các trận đấu giao hữu phục vụ mục đích từ thiện và thi đấu trên sân trung lập giữa các câu lạc bộ bóng đá Nam Phi.
Thiết kế kỳ lạ của sân vận động này cũng gây không ít tò mò cho du khách. Vì vậy, các công ty du lịch địa phương thường xếp sân vận động Mmabatho vào danh sách các điểm nhất định phải đến Nam Phi và Mafikeng
Nhiều du khách tới tham quan tỏ ra thích thú với công trình này, họ coi nó là "tác phẩm nghệ thuật", thậm chí còn so sánh công trình này với “một bông hoa tulip đang nở rộ”.