Theo đó, kể từ ngày 01/12/2024, một số đơn vị hành chính cấp xã tại 4 huyện của tỉnh Lạng Sơn sẽ được sáp nhập, cụ thể:
Huyện Tràng Định: sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 29,64km2, quy mô dân số 636 người của xã Vĩnh Tiến vào xã Khánh Long. Sau khi sáp nhập, xã Khánh Long sẽ có 75,20km2 diện tích tự nhiên với quy mô dân số 1.520 người. Sáp nhập phần diện tích tự nhiên 18,61km2, quy mô dân số 8.527 người của xã Đại Đồng để nhập vào thị trấn Thất Khê và xã Đội Cấn. Sau khi điều chỉnh, thị trấn Thất Khê có diện tích tự nhiên 19,48km2 và quy mô dân số 13.776 người; xã Đội Cấn sẽ có diện tích tự nhiên 54,92km2 và quy mô dân số 1.333 người. Sau khi sắp xếp, huyện Tràng Định có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 01 thị trấn.
Huyện Văn Quan: nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 18,50km2, quy mô dân số 2.747 người của xã Đồng Giáp và toàn bộ diện tích tự nhiên 18,37km2, quy mô dân số 2.439 người của xã Tràng Các vào xã Khánh Khê. Sau khi nhập, xã Khánh Khê có diện tích tự nhiên 46,44km2 và quy mô dân số 7.126 người. Sau khi sắp xếp, huyện Văn Quan có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 xã và 1 thị trấn.
Huyện Lộc Bình: nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 48,79km2, quy mô dân số 1.752 người của xã Tĩnh Bắc vào xã Tam Gia. Sau khi nhập, xã Tam Gia có diện tích tự nhiên 97,56km2 và quy mô dân số 3.831 người. Sau khi sắp xếp, huyện Lộc Bình có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 18 xã và 2 thị trấn.
Huyện Hữu Lũng: nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 6,05km2, quy mô dân số 5.172 người của xã Sơn Hà vào thị trấn Hữu Lũng. Sau khi nhập, thị trấn Hữu Lũng có diện tích tự nhiên 10,87km2 và quy mô dân số 16.858 người. Sau khi sắp xếp, huyện Hữu Lũng có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã và 01 thị trấn.
Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 10 huyện và 01 thành phố; 194 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 175 xã, 5 phường và 14 thị trấn.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức, sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.