Một là, quyết tâm giữ vững sự ổn định về chính trị xã hội và củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô lẫn vi mô vững chắc, qua đó tăng cường khả năng chống chịu và hấp thụ các xung lực từ các biến động của nền kinh tế thế giới. “Chính phủ cho rằng môi trường vĩ mô ổn định sẽ tiếp tục là một lợi thế so sánh nổi trội của Việt Nam trong bối cảnh hệ kinh tế - chính trị thế giới đầy bất ổn như hiện nay…”, Thủ tướng khẳng định
Hai là, Chính phủ cam kết sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các cải cách về cơ cấu, nâng cao chất lượng thể chế pháp luật và năng lực quản trị nhà nước để cải thiện tăng trưởng tiềm năng từ 7% trở lên; cải cách, nâng cao hiệu quả DN Nhà nước và kinh tế hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tư nhân, làm cho khu vực FDI trở nên gắn kết hơn với khu vực kinh tế nội địa, củng cố hệ thống tài chính, hệ thống ngân hàng, tích cực xử lý nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ công; Nỗ lực khơi thông các điểm nghẽn cho phát triển nhanh và bền vững hơn, tháo gỡ các nút thắt về cơ chế phân bổ nguồn lực.
Thủ tướng cho biết, ngày 15/1 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 39 về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Đây là cơ sở rất quan trọng để Chính phủ có thể đẩy nhanh các cải cách cơ cấu kinh tế còn đang dang dở..
Ba là, tiếp tục tăng tốc và tạo ra các bứt phá trong việc cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh (MTKD) và nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) quốc gia, hướng đến chuẩn mực cạnh tranh, minh bạch và công bằng trong tiếp cận các nguồn lực, giảm chi phí cho DN theo tinh thần Nghị quyết 139 của Chính phủ.
Thủ tướng cho biết, ngay từ ngày đầu năm 2019, theo một cách tiếp cận và tư duy mới, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02 về những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện MTKD và nâng cao NLCT quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Chính phủ kỳ vọng, việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 02 sẽ tạo ra một hấp lực mới cho MTKD và NLCT của Việt Nam trong năm 2019.
Bốn là, thúc đẩy và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp rộng khắp, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thực thi việc bảo vệ quyền tài sản cho nhà đầu tư và DN. Từ năm 2019, Chính phủ sẽ ưu tiên chính sách cho đầu tư vào vốn nhân lực và cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đặc biệt là hạ tầng thông minh, hạ tầng CMCN 4.0. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ đặt chương trình nghị sự ưu tiên trong những năm tới dành cho cải cách giáo dục, trong đó đặc biệt là giáo dục đại học, tập trung vào các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có các kỹ năng tối thiểu và phù hợp trong thời đại CMCN 4.0.
Năm là, Chính phủ cũng sẽ dành ưu tiên nhiều hơn nữa cho đầu tư khoa học công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng thông minh, hạ tầng kỹ thuật số để thúc đẩy và tận dụng cơ hội của cuộc CMCN 4.0… Tăng chi cho khoa học công nghệ, khuyến khích tư nhân đầu tư nhiều hơn nữa cho nghiên cứu và phát triển sẽ là một trọng tâm chính sách của Chính phủ từ năm 2019.
Sáu là, Chính phủ tập trung các giải pháp phát triển toàn diện, hài hoà giữa kinh tế xã hội và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy sự phát triển đồng đều hơn giữa các vùng miền. Tập trung nhiều hơn cho củng cố các nền tảng văn hoá xã hội, hoàn thiện các thiết chế văn hoá, đặc biệt xây dựng, đào tạo con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước trong giai đoạn mới.