Theo thông tin mới nhất báo PLVN nhận được từ độc giả, doanh nghiệp có tên gọi “SHOP BÉ YÊU” đã và đang lợi dụng đăng tải hình ảnh của nữ giảng viên Khánh Thương nhằm phục vụ lợi ích kinh tế mà không thông qua ý kiến cho phép từ gia đình cô.
hình ảnh của Khánh Thương đặt cạnh quảng cáo cho máy hút sữa của doanh nghiệp này |
Trước sự việc này, chị Thủy Tiên - em gái Khánh Thương cho biết : “Bản thân chị cũng như gia đình đều rất bức xúc và phản đối trước thông tin Shop bé yêu đăng tải quảng cáo bán máy hút sữa đặt cạnh hình ảnh Khánh Thương – Người sáng lập mạng lưới ung thư vú Việt Nam với nội dung“tắc tia sữa dẫn đến nguy cơ 70% mắc ung thư vú” “
Ngay khi nhận được phản ánh, PV báo PLVN có liên hệ với số hotline của Shop Bé Yêu để làm rõ thông tin nhưng không nhận được bất kỳ sự hợp tác nào từ phía đại diện doanh nghiệp.
Doanh nghiệp này có cập nhật địa chỉ cơ sở kinh doanh tại 458 Minh Khai, Hà Nội. Tuy nhiên, khi PV trực tiếp tìm đến địa chỉ trên thìkhông thấy bóng dáng của shop này ở đâu. Liên hệ theo số điện thoại của nhân viên phụ trách CSKH thì được biết, shop không có showroom bán hàng, không biết chủ shop là ai và cũng không có bất kỳ thông tin liên lạc nào của người đại diện quản lý.
Thủy Tiên – em gái Khánh Thương đồng hành dự án Mạng lưới Ung thư vú VN |
Việc làm này của Shop Bé Yêu cho thấy, doanh nghiệp chỉ đang biết chạy theo lợi nhuận riêng mà không quan tâm tới đạo đức kinh doanh khi cố tình “mượn” hình ảnh người mất để trục lợi. Sau sự việc này, liệu khách hàng còn có thể tin tưởng và đặt niềm tin để tiếp tục mua hàng tại cơ sở kinh doanh này nữa hay không?
Báo PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.
Tại Điều 31 Bộ luật Dân sự năm 2014 quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã mất, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”.
Cũng theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 25 của bộ luật này, khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền: “Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”