Siết chặt lãi suất, nước chảy chỗ trũng…

 Cuối cùng thì các ngân hàng áp dụng “sáng kiến”  huy động ngày, tuần với lãi suất tối đa 14%/năm cũng hết đường “lách” khi  Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 /9/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực từ ngày 1/10 vừa qua. 

Cuối cùng thì các ngân hàng áp dụng “sáng kiến” huy động ngày, tuần với lãi suất tối đa 14%/năm cũng hết đường “lách” khi  Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 /9/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực từ ngày 1/10 vừa qua. 
Nguồn vốn huy động VND giảm sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của một số TCTD.
Nguồn vốn huy động VND giảm sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của một số TCTD.

Ngân hàng nhỏ mất khách

Từ chối đưa ra số liệu cụ thể song hầu hết các ngân hàng (NH) đều  thừa nhận tín dụng đang giảm. Tổng giám đốc DongA Bank, ông  Trần Phương Bình,  thừa nhận sau khi NHNN siết chặt “trần” lãi suất huy động 14%/năm, trung bình mỗi ngày tín dụng toàn hệ thống giảm khoảng 20 tỷ đồng. Đó là vào thời điểm trước khi NH này bị “án phạt” trong vòng 1 năm không được mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong phạm vi toàn quốc do chi nhánh Tây Ninh bị “tố” vượt trần lãi suất.

Uy tín và sự an toàn đang là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng.  Nhân viên giao dịch của một NH TMCP trên đường  Khâm Thiên (Hà Nội) thừa nhận, cứ có 5 khách đến giao dịch thì đến 2-3 người yêu cầu rút. “Rất khó đê thuyết phục núi kéo khách hàng khi chẳng có gì!”- nhân viên này chia sẻ. Thậm chí chương tri ân khách hàng mà NH này triển khai trước đó cũng phải dừng.

Một số NH TMCP đang triển khai mô hình NH hiện đại, khách đến được chào đón, phục vụ, thậm chí được cà phê miễn phí cũng không giữ chân được khách hàng. “Kể cũng ngại vì nhân viên săn đón ngay khi vừa bước chân vào phòng, nhưng lãi suất thấp, đâu cũng thế, rút về gửi gần cơ quan cho tiện, chứ tháng nào cũng trốn đi đáo hạn thế này mệt lắm!”- một khách hàng chia sẻ. Trong khi đó, các NH lớn, nhất là NH có “dính” đến “mác” nhà nước lại mỉm cười mãn nguyện vì chẳng phải làm gì tiền vẫn chảy về… “Cứ bảo phải cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ song khi lãi suất ở đâu cũng như nhau thì  tâm lý người gửi tiền cần nhất là sự an toàn và thuận tiện…” - một chuyên gia bình luận

Theo ghi nhận của phóng viên, sau khi trần lãi suất huy động 6%/năm cho các kỳ hạn dưới 1 tháng có hiệu lực, lượng khách đến giao dịch tại các NH đông hẳn, nhưng chủ yếu là tất toán và gửi với kỳ hạn cao hơn, nhưng chủ yếu vẫn gửi kỳ hạn 1 tháng. Số khách hàng có khoản tiền lớn gửi theo ngày thường rút hết. “Lãi suất cao, tranh thủ lúc chưa dùng đến thì gửi vào NH, lãi suất hạ thế này, để nhà cho đỡ mất công đi lại!”- một khách hàng cho biết.

G12 được mùa

Không đưa ra con số cụ thể nhưng sau cuộc họp với 12 NH lớn hôm 4/10 vừa qua, NHNN cho biết, huy động vốn và tín dụng đã có biểu hiện tăng trở lại từ ngày 23/9/2011, phản ánh sự tăng trưởng lành mạnh, đúng thực chất. “Trước đây, khi lãi suất huy động lên tới 17- 18%, tổ chức, doanh nghiệp, cũng không lọai trừ là cả TCTD, gửi tiền vào NH để hưởng lãi. Nay lãi suất giảm lượng tiền này được “trả lại tên cho em” cũng là lẽ đương nhiên. Đó là tín hiệu tốt vì số tiền này sẽ được đầu tư đúng chỗ!”- một chuyên gia bình luận.

Theo lãnh đạo của một NH TMCP, ngoại trừ có sự điều chỉnh tiền gửi của tổ chức, doanh nghiệp, tình hình huy động chung trên toàn hệ thống có thể không giảm nhiều nhưng có sự dịch chuyển khá mạnh từ NH nhỏ sang NH lớn. Mặc dù khẳng định hoạt động tiền tệ, ngân hàng đang có chuyển biến tích cực song NHNN cũng phải thừa nhận một trong những vấn đề cần được tiếp tục xử lý trong thời gian tới là nguồn vốn huy động VND giảm sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của một số TCTD.

Bắt đầt từ hôm qua, 6/10, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) triển khai chương trình khuyến mãi “Cơn lốc tỷ phú” dành cho khách hàng là cá nhân tham gia gửi tiết kiệm bằng tiền đồng tại Sacombank với tổng giá trị giải thưởng lên đến 11 tỷ đồng. Trước đó, bắt đầu từ 1/10, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng triển khai chương trình huy động khuyến mại mang tên “Ba tháng vàng – Rộn ràng tiền gửi”  với tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 3 tỷ đồng…

Với các chương trình khuyến mại này, các NH vốn không có ưu thế “nhà nước” đang nỗ lực giữ chân khách hàng. Thế nhưng thông tin từ cuộc họp hôm 4/10 vừa qua, các NH trong nhóm G12 đã đề nghị NHNN ban hành ngay văn bản quán triệt các NH chấp hành nghiêm túc quy định tại Thông tư 30/2011/TT-NHNN đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Nếu NH nào có tình trạng lãi suất tiền gửi cộng với các khoản chi khuyến mại vượt trần quy định sẽ bị xử lý nghiêm…

Thanh Thanh

Đọc thêm