Số phận du khách Việt tại Nepal

(PLO) - Cho đến thời điểm này, chưa có thông tin về thương vong nào đối với các du khách Việt có mặt tại Nepal khi nước này xảy ra trận động đất khủng khiếp khiến hàng ngàn người chết và bị thương.
Một người khóc khi đi qua một bức tượng bị phá hủy do động đất ở Nepal. Ảnh: Reuters
Một người khóc khi đi qua một bức tượng bị phá hủy do động đất ở Nepal. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Nội vụ Nepal, Laxmi Dhakal cho biết, hiện đã có khoảng hơn 2.000 người thiệt mạng trong trận siêu động đất và dự đoán con số nạn nhân có thể còn tăng lên.
Chị Võ Thị Kim Cương, chủ chuỗi nhà hàng Việt Nam ở Kathmandu cho biết, đêm qua chị và gia đình phải trải nệm và mền ra mái hiên ngủ chứ không dám ngủ trong nhà.
Tuy nhiên, ra ngoài ngủ cũng không yên vì suốt đêm dư chấn xảy ra liên tục nên mỗi lần có rung động là mọi người lại hoảng hốt bật dậy bỏ chạy ra vườn. Chị cho biết nhiều người không may mắn phải ngủ ngoài đường, đúng nghĩa màn trời chiếu đất và chẳng ai dám vào nhà.  
Một nữ du khách trẻ  người Việt đến từ TP.HCM đang trên đường đi leo núi trên dãy Himalaya nói hiện cô và nhóm bạn 20 người Việt khác đang an toàn và không có mặt ở khu vực bị lở tuyết do động đất.
Nữ du khách muốn giấu tên này nói cô cũng nghe tin một số nhóm khác đang ở Pokhara cũng an toàn. 
Nhà thiết kế áo cưới Lek Chi (tên thật là Lê Kim Chi) thông tin, sáng qua vừa rời khỏi Kathmandu lúc 9h sáng thì 11g động đất xảy ra.
“Theo tôi biết có 3 nhóm du khách Việt. Một nhóm đến Pokhara từ chiều 25-4 trước nhóm của tôi. Một nhóm 2 bạn gái người Việt vẫn đang ở Kathmandu và một nhóm tôi biết là đã rời Kathmandu sáng nay” - chị Chi cho hay và nói thêm giao thông đang ùn tắc nhiều km.
Anh Nguyễn Trần Việt Tuấn (trú tại Yên Phụ, Hà Nội) là thành viên trong nhóm “phượt” tại thủ đô Kathmandu, Nepal kể lại, khoảng 11 giờ trưa khi nhóm đang chuẩn bị đi rafting (trò chơi lướt ván mạo hiểm – PV) bất ngờ mặt đất rung lắc mạnh. 
Trong vài giây đầu tiên, cả đoàn chỉ biết đứng nhìn nhau. Phải đến khi mọi người la hét, bỏ chạy toán loạn chúng tôi mới hình dung ra việc gì đang xảy ra. Cả nhóm kéo nhau chạy lên khu đất cao và trống trải phía cách đó vài trăm mét. 
Còn chị Trần Hương đang đảm đương vai trò Giám sát bóng đá nữ - Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), giám sát của giải U.14 nữ châu Á 2015 khu vực Nam và Trung Á cho biết: "Khi tôi đang có mặt tại sân Dasrath chuẩn bị cho trận tranh huy chương đồng giữa Ấn Độ và Iran. Lúc đó là 11 giờ 50 (giờ địa phương). Mọi thứ diễn biến cực nhanh và khủng khiếp. Tôi đang kiểm tra những điều kiện cuối cùng cho trận đấu thì cảm nhận dưới chân mình có sự rung chuyển”
“Sau đó tôi hô to “Động đất!” và bảo 2 đội bóng chạy thẳng ra giữa sân vì đây là nơi an toàn nhất, mặt sân trống, có thể chủ động quan sát" - chị Hương kể lại.
Theo chị Hương, cuối cùng thì cũng có lệnh được di chuyển. Nhiệm vụ của chị là đưa bốn đội khách về nơi trú quân an toàn. Từ sân Dasrath về khách sạn trú quân của 2 đội phải di chuyển 40 phút. Khoảnh khắc di chuyển trên đường khiến chị cảm nhận thêm sự khủng khiếp khi mẹ thiên nhiên nổi giận. Hai bên đường tan hoang. 
Chị chỉ muốn khóc, thương cho một Kathmandu hiền hòa, xinh đẹp… nay phải hứng chịu sự tàn khốc.
Một nhóm người tình nguyện nâng phần mái nhà bị sập tìm người mất tích. Hàng ngàn ngôi nhà ở thủ đô Kathmandu đổ sập vì địa chấn. Tính tới thời điểm hiện tại, 1.910 người đã chết vì động đất. Ảnh: AP
Một nhóm người tình nguyện nâng phần mái nhà bị sập tìm người mất tích. Hàng ngàn ngôi nhà ở thủ đô Kathmandu đổ sập vì địa chấn. Tính tới thời điểm hiện tại, 1.910 người đã chết vì động đất. Ảnh: AP 
Quân đội Nepal hỗ trợ các tìm kiếm những người mắc kẹt bên dưới những đống đổ nát khổng lồ. Một trận dư chấn mạnh 6,7 độ Richter tiếp tục tàn phá khu vực. Ảnh: Guardian
 Quân đội Nepal hỗ trợ các tìm kiếm những người mắc kẹt bên dưới những đống đổ nát khổng lồ. Một trận dư chấn mạnh 6,7 độ Richter tiếp tục tàn phá khu vực. Ảnh: Guardian
Thi thể một nạn nhân được đưa khỏi hiện trường. Ảnh: TimesofIndia
 Thi thể một nạn nhân được đưa khỏi hiện trường. Ảnh: TimesofIndia
Du khách Trung Quốc cầu nguyện cho người thân mất tích trong trận động đất ở thủ đô Nepal. Ảnh: Xinhua
 Du khách Trung Quốc cầu nguyện cho người thân mất tích trong trận động đất ở thủ đô Nepal. Ảnh: Xinhua
Những ngôi nhà cao tầng đổ nghiêng vào nhau sau động đất. Chất lượng công trình xây dựng không được quản lý chặt chẽ khiến nhiều tòa nhà cao tầng ở Nepal sập sau địa chấn. Ảnh: Guardian
 Những ngôi nhà cao tầng đổ nghiêng vào nhau sau động đất. Chất lượng công trình xây dựng không được quản lý chặt chẽ khiến nhiều tòa nhà cao tầng ở Nepal sập sau địa chấn. Ảnh: Guardian
 
Máy bay trực thăng chở người bị thương ra khỏi trại Everest Base. Ảnh AFP
 Máy bay trực thăng chở người bị thương ra khỏi trại Everest Base. Ảnh AFP
Cảnh tượng hoang tàn tại Nepal sau động đất - Ảnh: Facebook Lê Chi
 Cảnh tượng hoang tàn tại Nepal sau động đất - Ảnh: Facebook Lê Chi
Người dân Nepal phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, một số người phải ngủ trong ống cống vì nhà đã bị phá hủy. (Getty Images)
Người dân Nepal phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, một số người phải ngủ trong ống cống vì nhà đã bị phá hủy.  (Getty Images) 
Cả thế giới đang hướng về người dân Nepal.
 Cả thế giới đang hướng về người dân Nepal.

Trận động đất này là thảm họa thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử 80 năm qua tại Nepal.
 Trận động đất này là thảm họa thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử 80 năm qua tại Nepal.
Chưa có thông tin về công dân Việt Nam thương vong tại Nepal 
Ngày 26/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: “Ngay sau khi xảy ra vụ động đất tại Nepal  ngày 25.4, Bộ Ngoại giao đã có điện yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ấn Độ, Bangladesh khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng của Nepal, Ấn Độ, Bangladesh tìm hiểu có hay không công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ động đất”.
Ngày 26.4, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Bangladesh cho biết hiện chưa có thông tin về công dân Việt Nam bị thương vong và đang tiếp tục khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại sở tại và tại Nepal theo dõi sát, tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến công dân Việt Nam.  
Để Bộ Ngoại giao có thể kịp thời hỗ trợ, xin đề nghị các gia đình có người thân đang ở Nepal hoặc những ai có thông tin về công dân Việt Nam có thể là nạn nhân của vụ động đất thông báo ngay theo số điện thoại đường dây nóng phục vụ công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (+84981848484 và+84462844844) hoặc đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ (+911126879852) và đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh (+88029854052).

Đọc thêm