Lễ hội chọi trâu Hải Lựu năm nay có 26 “ông Cầu” của 19 thôn tham gia thi đấu, thu hút hàng chục nghìn người dân huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) và nhiều vùng lân cận của các tỉnh, thành đến xem và cổ vũ.
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu năm nay có 26 “ông Cầu” của 19 thôn tham gia thi đấu, thu hút hàng chục nghìn người dân huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) và nhiều vùng lân cận của các tỉnh, thành đến xem và cổ vũ.
Cứ đến ngày 16, 17 tháng giêng hàng năm, người dân huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) lại về xã Hải Lựu xem tổ chức lễ hội chọi trâu, một lễ hội truyền thống mang đậm bản chất văn hóa, giá trị tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam.
Tương truyền, lễ hội có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên, khi nhà Hán xâm lược Việt Nam, con cháu Triệu Đà, nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu (Lập Thạch) tổ chức đánh giặc.
Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm thành hoàng làng và Lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.
Thường lệ mỗi năm hội chọi trâu vùng Hải Lựu tổ chức vào ngày 17 tháng giêng với số lượng nhiều nhất là 16 con. Trâu chọi được người dân tôn kính gọi là “ông Cầu”.
|
Dòng người khắp nơi nườm nượp đổ về Lễ hội |
|
Khán giả có mặt từ rất sớm, "hâm nóng" các khán đài |
|
Không phải ai cũn tìm được chỗ ưng ý để xem... |
|
Những thế "Quyền Ngưu" rẽ cát |
|
Rốt cuộc, thì cũng phân được thắng - bại |
|
Ông Cầu mang số báo danh 04 của chủ trâu Đỗ Duy Hạnh giành giải nhất (30 triệu đồng), giải nhì thuộc về trâu số 15 của chủ trâu Nguyễn Tiến Thủy. Hai ông Cầu mang số 11 và 17 đồng giải ba.
|
|
Theo tập tục, ngay sau Lễ hội, các "Ông Cầu" dù thắng hay bại đều bị mổ thịt, bán cho người dân trong vùng và du khách đến dự Lễ hội với giá 500.000 - 700.000 đồng/kg. |
Trung Thứ