Sôi nổi lễ hội thu hoạch hành, tỏi ở Hải Dương

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 20/1, Hải Dương lần đầu tổ chức lễ hội thu hoạch hành, tỏi năm 2024 tại xã Hiệp Hòa, thị xã Kinh Môn. Kinh Môn được ví như "thủ phủ" hành, tỏi của miền Bắc, với vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.
Đây là lần đầu tiên tỉnh Hải Dương tổ chức lễ hội thu hoạch hành, tỏi
Đây là lần đầu tiên tỉnh Hải Dương tổ chức lễ hội thu hoạch hành, tỏi
Ông Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho biết, Hải Dương hiện có hơn 6.500ha hành, tỏi. Thị xã Kinh Môn dẫn đầu tỉnh về diện tích trồng với gần 4.000ha.

Ông Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho biết, Hải Dương hiện có hơn 6.500ha hành, tỏi. Thị xã Kinh Môn dẫn đầu tỉnh về diện tích trồng với gần 4.000ha.

Tất cả 23 xã, phường của thị xã đều trồng cây hành, tỏi, sản lượng hàng năm ở Kinh Môn đạt trên 100.000 tấn, giá trị kinh tế trên 1.700 tỷ đồng.

Với chủ đề "Hành, tỏi Kinh Môn - Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam", lễ hội được kỳ vọng không chỉ mang đến cho người dân, du khách những trải nghiệm thú vị mà còn nhằm cổ vũ, động viên, ghi nhận sự đóng góp của ngành sản xuất nông nghiệp của địa phương và khu vực.

Phát biểu tại lễ hội, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi trước những thành quả mà ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương và thị xã Kinh Môn thu được từ phát triển cây hành, tỏi.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn các thế hệ người dân Kinh Môn coi hành, tỏi là di sản của ông cha nhưng canh tác, sản xuất trên nền công nghệ hiện đại, tư duy sản xuất mới.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn các thế hệ người dân Kinh Môn coi hành, tỏi là di sản của ông cha nhưng canh tác, sản xuất trên nền công nghệ hiện đại, tư duy sản xuất mới.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, không gian phát triển nông nghiệp của thị xã Kinh Môn nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung còn rộng. Do đó, việc sản xuất cây hành, cây tỏi không chỉ nhìn về năng suất, sản lượng mà cần kết hợp tạo ra những giá trị về hình ảnh mảnh đất, quê hương, xứ sở.

Hải Dương cần tạo không gian để nâng tầm giá trị nông sản, trong đó có cây hành, tỏi. Trong mỗi bữa ăn cần đưa các món ăn liên quan đến hành, tỏi, từ đó từng bước tạo ra thương hiệu.

"Hơn 203.000 người dân Kinh Môn, nếu gia đình nào cũng đưa hành, tỏi vào bữa ăn, vào những dịp tiếp khách, lễ, Tết thì thương hiệu sẽ ngày càng lan tỏa, bay cao, bay xa. Phải ăn, phải bán củ hành, củ tỏi bằng cả niềm cảm xúc, sự tự hào", Bộ trưởng gợi ý.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Cục Trồng trọt xây dựng chuẩn hóa quy trình sản xuất hành, tỏi. Các cơ quan, đơn vị liên quan tích cực hỗ trợ để tạo ra nhiều sản phẩm liên quan, nâng tầm giá trị sản xuất nông nghiệp cho Hải Dương nói chung, thị xã Kinh Môn nói riêng.

Mỗi thôn trong xã Hiệp Hoà sẽ thành lập đội tuyển từng thôn để tham gia hội thi thu hoạch hành, tỏi.

Mỗi thôn trong xã Hiệp Hoà sẽ thành lập đội tuyển từng thôn để tham gia hội thi thu hoạch hành, tỏi.

Hội thi diễn ra sôi nổi, thu hút nhiều người dân đến xem, cổ vũ.

Hội thi diễn ra sôi nổi, thu hút nhiều người dân đến xem, cổ vũ.

Lễ hội cũng tổ chức các gian hàng trưng bày 13 sản phẩm đạt Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam và 31 sản phẩm OCOP của thị xã Kinh Môn.

Hành, tỏi là cây chủ lực chiếm 90% tổng diện tích cây vụ đông của thị xã Kinh Môn (diện tích cây hành 3.900 ha, cây tỏi 150 ha trong tổng số 4400 ha cây vụ đông). Hành, tỏi được trồng tập trung nhiều nhất ở khu Nam An Phụ, một số xã khu Bắc An Phụ và Khu Tam Lưu. Sản lượng hàng năm khoảng 100.000 tấn hành tươi, 4000 tấn tỏi tươi. Giá trị cây vụ đông hàng năm của thị xã Kinh Môn đạt khoảng 1.500 đến 1.700 tỷ đồng, chủ yếu là hành, tỏi.

Cây hành, tỏi của thị xã Kinh Môn vượt trội so với các địa phương khác về độ cay, thơm, giá trị dinh dưỡng; là gia vị thiết yếu trong căn bếp của nhiều gia đình Việt, được chế biến thành các sản phẩm hành chiên, sấy khô; tỏi mật, rượu tỏi, được xuất khẩu đi các nước Nhật Bản, Châu Âu, Thái Lan, Malaysia…

Năm 2017, sản phẩm hành Kinh Môn được vinh danh Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể.

Năm 2019, tỏi Kinh Môn cũng được vinh danh Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam. Sản phẩm này được bán phổ biến tại các chợ truyền thống, siêu thị và sàn thương mại điện tử.

Đọc thêm