Tại sao 'chuyển đổi giới tính' không được gọi là 'quyền'?

(PLO) - Trong 2 ngày 4-5/1/2017, Khoa Pháp luật Dân sự - trường ĐH Luật Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Trao đổi các nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 với các thành viên tổ biên tập”
Tại sao 'chuyển đổi giới tính' không được gọi là 'quyền'?

Thể hiện quan điểm về "Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015, PGS.TS Trần Thị Huệ, giảng viên cao cấp trường Đại học Luật Hà Nội nói: Việc Nhà nước bằng quy định của pháp luật cho phép cá nhân có nhu cầu chuyển đổi giới tính ở Việt Nam đã chứng tỏ một tư duy làm luật tiến bộ, bao quát được đời sống.

Tuy nhiên, dù khẳng định “chuyển đổi giới tính” là một quyền nhân thân nhưng điều luật về vấn đề này lại không được BLDS năm 2015 trao cho từ “quyền”. Hay nói cách khác, vì không có từ “quyền” nên điều luật được xem như là một dị biệt của chế định quyền nhân thân.

“Nếu lý giải rằng vì không phải mọi người đều có nhu cầu chuyển đổi giới tính nên từ “quyền” là không phù hợp, vậy thì chúng ta giải thích thế nào khi vấn đề xác định lại giới tính, vấn đề hiến, nhận mô tạng cơ thể người và hiến, lấy xác, vấn đề thay đổi họ tên, vấn đề xác định dân tộc… đều không phải là nhu cầu chung của tất cả mọi người? Tôi cho rằng khi Nhà nước đã ghi nhận trong BLDS thì phải hiểu rằng người có nhu cầu chuyển đổi giới tính đã được Nhà nước cho phép thực hiện quyền này, đồng thời Nhà nước đảm bảo cho họ thực hiện quyền. Vì thế, cũng như các quyền nhân thân khác Điều 37 phải có được thể hiện là “quyền chuyển đổi giới tính” thì mới thực sự trở thành cơ sở pháp lý” - PGS.TS Trần Thị Huệ nhấn mạnh.

Trong hệ thống pháp luật có thể nói pháp luật dân sự nói chung, Bộ luật Dân sự nói riêng rất được nhiều sự quan tâm bởi tính liên quan thiết thực đến đời sống. Cũng chính vì thế sự hoàn thiện, tính ổn định, bao quát, hướng tới là “cẩm nang” dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hiện cho mọi chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự là điều đặc biệt quan trọng. Đây cũng chính là lý do thúc đẩy  Khoa Pháp luật Dân sự tổ chức buổi tọa đàm  trên.

Và theo PGS.TS Nguyễn Văn Cừ - Trưởng Khoa Pháp luật Dân sự, 15 bài tham luận đề cập đến những chỗ còn gợn, còn thiếu sót trong nội dung Bộ luật Dân sự đều có chung một mong muốn được đại diện thành viên tổ biên tập, ban thẩm tra, giám sát phản biện bộ luật trong quá trình xây dựng lắng nghe, lý giải để cùng hướng tới mục tiêu chung là giúp các giảng viên đạt được kết quả tốt hơn trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng pháp luật.

Đọc thêm