Tại sao F0 sau âm tính vẫn còn những triệu chứng khó chịu?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dù hầu hết những người mắc COVID-19 sẽ thấy khỏe hơn chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh, một vài người lại gặp phải các tình trạng hậu COVID.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tình trạng sức khỏe hậu COVID-19

Chia sẻ trên Nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc, điều trị F0 tại nhà, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo - Viện Bỏng Quốc gia cho biết, đây là một loạt các rối loạn, di chứng sau khi mắc COVID mà mọi người có thể gặp phải trong khoảng bốn tuần trở lên sau lây nhiễm COVID-19.

Thậm chí những người không có các triệu chứng COVID-19 trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị lây nhiễm vẫn có thể bị. Những tình trạng này có thể xuất hiện ở các dạng khác nhau và có thể xuất hiện cùng lúc hay trong khoảng thời gian khác nhau.

Các bệnh sau khi mắc COVID có thể được biết đến như di chứng COVID, hội chứng COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính, tác động lâu dài của COVID hoặc COVID mãn tính.

"Hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các chuyên gia trên toàn thế giới đang nỗ lực tìm hiểu thêm về các ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe liên quan đến COVID-19, đối tượng nào dễ bị mắc phải và tại sao. Tính đến ngày 2021 tháng 7, hội chứng "COVID kéo dài" còn gọi là di chứng hậu COVID có thể được coi là một dạng khuyết tật theo Đạo luật về người khuyết tật Hoa Kỳ (ADA)", BS Tuấn thông tin.

Các triệu chứng thường gặp hậu COVID

Theo BS Tuấn, một số người có thể gặp phải một loạt các triệu chứng mới xuất hiện hoặc dai dẳng từ khi khởi phát bệnh, có thể kéo dài hàng tuần hay hàng tháng kể từ lần ngày đầu khi bắt đầu có triệu chứng nhiễm virus gây bệnh COVID-19.

Không giống như một số loại hội chứng hậu COVID khác có xu hướng chỉ xảy ra ở những người đã bị bệnh nặng, những triệu chứng này có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ. Kể cả khi không có triệu chứng ban đầu, họ vẫn báo cáo về các triệu chứng khác nhau sau đây:

Khó thở hoặc hụt hơi, mệt mỏi hay chóng mặt. Các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần (hay còn gọi là tình trạng khó chịu sau khi gắng sức). Khó suy nghĩ hay tập trung (đôi khi còn được gọi là "đám sương mù trong não").

Ho, đau đầu, ngực hoặc đau dạ dày, đau cơ hay khớp, tim đập nhanh hoặc đập thình thịch (còn được gọi là đánh trống ngực), tiêu chảy, gặp vấn đề về giấc ngủ,..

Chóng mặt khi đứng dậy hay thay đổi tư thế đột ngột (choáng váng), phát ban, thay đổi tâm trạng, thay đổi về vị giác và khứu giác, thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.

Ảnh hưởng đa cơ quan của COVID-19

Một số người đã từng mắc các bệnh nghiêm trọng do COVID-19 gặp phải các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi mắc COVID-19.

Ảnh hưởng đa cơ quan có thể tác động tới nhiều, nếu không phải là tất cả, hệ thống cơ thể, bao gồm các chức năng tim, phổi, thận, da và não. Các tình trạng tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể do nhầm lẫn, gây viêm (sưng đau) hoặc tổn thương mô ở những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.

Mặc dù rất hiếm nhưng một số người, chủ yếu là trẻ em, gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống (MIS) trong hoặc ngay sau khi nhiễm COVID-19. MIS là tình trạng khi đó các bộ phận cơ thể khác nhau có thể bị viêm. MIS có thể dẫn đến các rối loạn hậu mắc COVID.

nh hưởng của việc nhiễm bệnh hoặc nhập viện do COVID-19

Nhập viện và mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến phổi, bao gồm COVID-19, có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như suy nhược nghiêm trọng và kiệt sức trong thời gian hồi phục.

Ảnh hưởng của việc nhập viện cũng có thể bao gồm hội chứng hậu săn sóc đặc biệt (PICS), tức là các ảnh hưởng sức khỏe bắt đầu khi một người ở trong phòng săn sóc đặc biệt (ICU) và có thể vẫn còn sau khi xuất viện.

Những ảnh hưởng này có thể gồm suy nhược nghiêm trọng, các vấn đề về suy nghĩ và phán đoán và rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý (PTSD). PTSD bao gồm các phản ứng tiêu cực kéo dài đối với một sự kiện cực kỳ căng thẳng đã diễn ra trước đó.

Một số triệu chứng xuất hiện sau khi nhập viện tương tự với những triệu chứng mà những người ban đầu có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gặp phải nhiều tuần sau khi mắc COVID-19. Có thể khó nhận biết liệu những triệu chứng này là do ảnh hưởng của việc nhập viện, tác động kéo dài của vi-rút hay do cả 2 yếu tố này hay không.

Những tình trạng này cũng có thể phức tạp do các tác động khác liên quan đến đại dịch COVID-19, bao gồm các ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần do bị cô lập, tình hình kinh tế tiêu cực và thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe để quản lý các bệnh nền.

Những tác nhân này ảnh hưởng tới cả những người đã từng mắc hoặc chưa từng mắc COVID-19.

Ảnh hưởng đến trẻ em và người vị thành niên

Một người ở bất kỳ độ tuổi nào đã mắc COVID-19 sau đó có thể phát triển hội chứng di chứng COVID. Mặc dù các hội chứng di chứng COVID dường như ít phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên so với người lớn, nhưng ảnh hưởng lâu dài sau khi mắc COVID có xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Các nghiên cứu đã báo cáo các triệu chứng kéo dài ở trẻ em bị COVID-19 nhẹ và nặng, bao gồm cả những trẻ trước đây đã từng mắc hội chứng viêm đa hệ thống.

Bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn cho biết: "Tương tự như các triệu chứng ở người lớn, các triệu chứng phổ biến nhất được báo cáo ở trẻ em và người vị thành niên là mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ (mất ngủ), khó tập trung, đau cơ, khớp và ho...

Trẻ nhỏ có thể gặp khó khăn khi mô tả các vấn đề mà chúng đang gặp phải; thông tin về các hội chứng di chứng COVID ở trẻ em và thanh thiếu niên còn hạn chế. Có thể các triệu chứng khác có khả năng xuất hiện ở các nhóm tuổi nhỏ hơn."

Nếu trẻ bị di chứng COVID ảnh hưởng đến khả năng học tập, hoàn thành bài tập ở trường hoặc thực hiện các hoạt động thông thường, cha mẹ có thể thảo luận với trường học của trẻ về các biện pháp thích hợp có thể có như thêm thời gian làm bài kiểm tra, thời gian nghỉ ngơi theo lịch trình trong suốt ngày, lịch học sửa đổi, v.v.

Nhà quản lý trường học, cố vấn học đường và y tá trường học có thể làm việc với gia đình và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để cung cấp các điều kiện học tập cho trẻ em mắc các di chứng hậu COVID, đặc biệt là những trẻ gặp khó khăn về suy nghĩ, tập trung hoặc thể chất.

Phòng ngừa di chứng của COVID-19 bằng cách nào?

"Cách tốt nhất để ngăn ngừa các di chứng COVID là phòng ngừa tránh mắc bệnh COVID-19. Với những người đủ điều kiện, hãy tiêm vaccnie chống lại COVID-19 ngay khi có thể là cách tốt nhất để phòng tránh COVID-19 và cũng có thể giúp những người xung quanh bạn"- Bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.

Đọc thêm