Tập đoàn viễn thông Viettel bị kiện

Không chấp nhận được thuê bao di động của mình ngày nào cũng bị thuê bao di động cùng mạng gọi điện đến quấy rối, ông Thịnh đã mang đơn kiện Tập đoàn Viễn thông quân đội - Công ty viễn thông Viettel để yêu cầu bồi thường những thiệt hại cho mình.
Không chấp nhận được thuê bao di động của mình ngày nào cũng bị thuê bao di động cùng mạng gọi điện đến quấy rối, ông Thịnh đã mang đơn kiện Tập đoàn Viễn thông quân đội - Công ty viễn thông Viettel để yêu cầu bồi thường những thiệt hại cho mình. 
Vụ kiện nhà mạng vì bị quấy rầy là khá hy hữu ở Việt Nam (Ảnh minh họa)
Ngày 21/6, sau một ngày xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân TP.HCM đã bác kháng cáo của ông Trần Minh Thịnh (52 tuổi, ở huyện Bình Chánh, TP.HCM) tuyên y án sơ thẩm về việc ông Thịnh kiện Tập đoàn Viễn thông quân đội - Công ty viễn thông Viettel. 
Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2008, ông Thịnh đã dùng thuê bao di động trả trước của mạng Viettel. Sau hai năm sử dụng, đến tháng 3/2010, thuê bao di động của ông Thịnh liên tục nhận được các số điện thoại lạ cùng mạng. Nhưng khi nghe máy thì ông Thịnh nghe đầu dây bên kia có những tiếng thọc tiết lợn, tiếng gió thổi, dọa giết… 
Thường ngày, ông Thịnh liên tục nghe những âm thanh như thế nên bị ảnh hưởng tinh thần nặng, phải vào bệnh viện chữa trị. 
Sau nhiều lần bị quấy nhiễu, ông đã đến trung tâm chăm sóc khách hàng của Viettel yêu cầu nhà mạng cung cấp thông tin thuê bao quấy nhiễu để ông khởi kiện các thuê báo đó nhưng đại diện phía mạng Vietel không chấp nhận yêu cầu của ông.
Nhiều lần yêu cầu không được, ngày 28/12/2010, ông Thịnh gửi đơn lên Tòa án quận Tân Phú kiện nhà mạng Viettel để yêu cầu nhà mạng phải bồi thường 80 triệu đồng bao gồm phí chữa bệnh và những tổn thật về tinh thần của ông.
Sau khi nhận đơn kiện của ông Thịnh, Tòa Tân Bình phân tích, việc nhà mạng Viettel không cung cấp được thông tin cá nhân quấy rối chủ thuê bao là không phù hợp với Luật viễn thông. Thế nhưng, khi ông Thịnh mang đơn lên tòa án, ông Thịnh đã không cung cấp những chứng cứ để chứng minh mình bị quấy nhiễu. Vì vậy, tại phiên sơ thẩm, Tòa đã bác toàn bộ yêu cầu của ông Thịnh yêu cầu nhà mạng Viettel bồi thường thiệt hại.
Không chấp nhận kết quả của phiên sơ thẩm tuyên, ông Thịnh đã làm đơn gửi lên Tòa án nhân dân TP.HCM để yêu cầu xét xử lại. Tại phiên phúc thẩm, TAND TP.HCM vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm mà Tòa án nhân dân quận Tân Bình đã tuyên.
Trao đổi với phóng viên, ông Thịnh cho biết, ông sẽ có đơn yêu cầu cấp giám đốc thẩm xem xét vụ việc.
Theo VTC

Đọc thêm