Tháng nào trong năm thích hợp để chích ngừa cúm?

(PLVN) - Theo TS.BS. Nguyễn Thị Tố Như, chuyên gia Nội Hô Hấp, Bệnh viện ĐHYD Shing Mark, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virus cúm (influenza virus). Có nhiều chủng virus cúm gây bệnh cúm A,B,C,D. Tại Việt Nam, bệnh cúm mùa thường do virus cúm A,B,C.
Ảnh: BVCC
Ảnh: BVCC

Dịch cúm mùa có xu hướng lan rộng vào mùa đông và mùa xuân, các chuyên gia cảnh báo đỉnh điểm của mùa cúm tại Việt Nam có thể rơi vào tháng 3- 4 hoặc 9 - 10 hàng năm và thường tạm lắng vào mùa hè. Bệnh cúm lây truyền qua đường không khí liên quan đến các giọt nhỏ. Lây lan qua ho, hắt hơi hoặc nói chuyện với người bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng cúm thường gặp là: Sốt cao; Sổ mũi; Nhức đầu; Ho, đau họng; Đau cơ, đau mình; Mệt mỏi và tiêu chảy (ở trẻ em thường gặp hơn).

Theo bác sĩ Như: “Bệnh cúm có thể diễn tiến nặng ác tính. Nó gây nên tổn thương phổi rất nhanh chóng, thường trong vòng khoảng 3-5 ngày, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Do đó, chích ngừa cúm mùa hàng năm là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và lây lan ra cộng đồng”.

Chia sẻ về thời điểm thích hợp để chích ngừa cúm, bác sĩ Như cho hay, bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông – xuân, do đó thời điểm thích hợp để tiêm vaccine cúm là khoảng 2 tuần – 1 tháng trước khi đến mùa dịch bệnh. Điều này được giải thích là do sau khi tiêm, cơ thể chúng ta cần 2 tuần để sản sinh kháng thể chống lại virus cúm.

Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo người dân cần tiêm cúm mùa hàng năm, nhất là tiêm ngừa cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như: Trẻ em 6 tháng – 5 tuổi. Phụ nữ có thai. Người trên 65 tuổi. Người có bệnh mạn tính: người bị đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính , hoặc các tình trạng bệnh phổi mạn tính khác. Nhân viên y tế.

Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark có cung cấp dịch vụ tiêm vaccine phòng cúm và nhiều loại vaccine ngừa bệnh khác cho nhiều đối tượng.

Đọc thêm