Ephesus nằm ở phía tây nam thị trấn Selcuk, huyện Selcuk, tỉnh Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ. Xưa kia đây là thành phố La Mã lớn thứ hai trong thời kỳ cổ đại, đóng vai trò quan trọng về kinh tế và văn hóa của người La Mã ở châu Á.
Dưới thời Alexander Đại đế cách đây khoảng 3.000 năm, tướng quân Lysimakhos thiết lập thành phố cổ Ephesus. Nơi này phát triển thịnh vượng với dân số lên đến 300.000 người cho đến khi đế chế Ottoman bắt đầu thống trị Thổ Nhĩ Kỳ, thì cả diện tích lẫn dân số giảm dần. Vào khoảng thế kỷ 15, Ephesus chính thức bị lãng quên và vùi lấp bởi hoạt động mạnh mẽ của thiên nhiên.
Trong khoảng 1.500 năm, Ephesus đã bị chìm vào quên lãng cho đến khi được các nhà khảo cổ học quốc tế tìm ra và bắt đầu khám phá những tàn tích vào năm 1860.
Đến nay, thành phố cổ này được khai quật được khoảng 20%, tuy nhiên đây là một trong những địa điểm khảo cổ học được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới với hơn một triệu người truy cập mỗi năm.
Trước đây, những ngôi đền được xây dựng kiên cố theo kiến trúc Hy Lạp. Dù trải qua hàng nghìn năm, tàn tích của ngôi đền ở thành phố cổ này vẫn hiện hữu cho thấy đỉnh cao của kiến trúc, hoa văn người La Mã cổ đại.
Điểm nhấn kiến trúc ở thành phố cổ này là thư viện Celsus. Thư viện được xây dựng vào năm 123, từng là thư viện lớn nhất thế giới.
Ở bên cạnh thư viện có một đường hầm nối đến khu vực nhà thổ.
Thư viện này còn nhiều bức tượng còn khá nguyên vẹn.
Từ hàng nghìn năm trước, người La Mã cổ đại đã xây dựng dọc tuyến đường chính dẫn vào thành phố những ki-ốt bằng nhau với kiến trúc hình mái vòm bằng gạch để bán hàng hóa.
Ở thành phố cổ này còn nhiều điều thú vị khiến du khách phải ngạc nhiên khi hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một số công trình kiến trúc. Cụ thể cạnh nhà thổ, có xây dựng một nhà vệ sinh kiêm nhà tắm, vòi phun nước, phục vụ các chiến binh. Hàng nghìn năm trước các nhà vệ sinh bằng đá tự nhiên được xây dựng kiên cố và khá văn minh.
Theo lời hướng dẫn viên, "chức năng của phòng này không hẳn chỉ là nhà vệ sinh mà còn là nơi các chiến binh trò chuyện và ngắm đài phun nước, thư giãn".
Ngoài ra, thành phố cổ còn có một nhà hát có sức chứa hàng chục nghìn người thiết kế theo kiến trúc bậc thang hình cung. Nơi đây, hàng nghìn năm trước các võ sĩ giác đấu, rồi diễn ra những vở kịch, ca nhạc giải trí.
Đường dẫn vào thành phố là những trụ cột bằng đá lớn cao vài mét, nay chỉ còn tàn tích, tuy nhiên thấy khá rõ những cột đá này được xây dựng thành một đường khá thẳng.
Không chỉ là một thành phố cổ đại nổi tiếng về kiến trúc mà Ephesus còn là điểm khám phá có giá trị về mặt nghiên cứu khảo cổ. Mọi du khách đến không khỏi thích thú và ghi lại những khoảnh khắc, dấu ấn.