Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai hóa đơn điện tử

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau thời gian thí điểm triển khai hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP (NĐ 123) và Thông tư 78/2021/TT-BTC (TT 78) đã xuất hiện nhiều vướng mắc phát sinh cần giải đáp, xử lý kịp thời…
Ngành Thuế triển khai sử dụng HĐĐT thay cho hóa đơn giấy là việc làm hữu ích cho DN và người dân.
Ngành Thuế triển khai sử dụng HĐĐT thay cho hóa đơn giấy là việc làm hữu ích cho DN và người dân.

Ngành Thuế đã tạo bước đột phá trong chuyển đổi số

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp (DN) trong quá trình triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT), ngày 27/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chủ trì tổ chức Hội thảo “HĐĐT theo quy định Nghị định 123 và Thông tư 78 – Những điều DN cần lưu ý khi áp dụng”.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI khẳng định, với việc chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, nhất là việc triển khai hệ thống HĐĐT thì ngành Thuế đã tạo bước đột phá mới trong chuyển đổi số.

Để áp dụng HĐĐT theo quy định mới, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78 hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế số 38 và NĐ 123. Theo đó, lộ trình triển khai thực hiện HĐĐT được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022 triển khai HĐĐT tại 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định. Giai đoạn 2 từ tháng 4/2022 đến tháng 7/2022 triển khai HĐĐT tại 57 tỉnh, thành phố còn lại.

“Với chức năng là đơn vị đại diện cho cộng đồng DN, chúng tôi nhận thấy việc ngành Thuế triển khai sử dụng HĐĐT thay cho hóa đơn giấy là việc làm vô cùng hữu ích cho DN và người dân. Bởi, việc sử dụng HĐĐT giúp DN giảm chi phí so với sử dụng hóa đơn giấy như: Chi phí giấy in, mực in; chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng; giảm thời gian tìm kiếm hóa đơn; tăng cường khả năng bảo mật hóa đơn; giúp việc lưu trữ, quản lý hóa đơn vĩnh viễn; nâng cao hiệu quả quản lý hóa đơn do việc tập hợp các thông tin qua phương tiện điện tử một cách nhanh chóng và kịp thời…” - lãnh đạo VCCI phát biểu.

Tuy nhiên, sau thời gian thí điểm triển khai HĐĐT với nhiều nội dung mới, nhiều vướng mắc phát sinh cần được giải đáp, xử lý kịp thời cho người nộp thuế. Đặc biệt là đối với các hộ/cá nhân kinh doanh là những đối tượng lần đầu sử dụng HĐĐT.

“Do đó, nhiệm vụ của VCCI là phải phối hợp với ngành thuế, các cơ quan liên quan nhằm giúp DN, các cán bộ làm công tác tài chính - kế toán - thuế trong DN hiểu rõ, xử lý kịp thời các sai sót khi thực hiện trong quá trình áp dụng…” - ông Phòng nhấn mạnh.

Những điều cần lưu ý

Đại diện một trong các DN tiên phong trong triển khai HĐĐT, ông Hà Viễn Dương - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone (Tổng Công ty Viễn thông MobiFone) đã chia sẻ những kinh nghiệm của DN trong việc triển khai HĐĐT. Đặc biệt DN này đã giới thiệu dịch vụ HĐĐT Mobiphone Invoice cùng với các Chương trình khuyến mại hấp dẫn dành cho các DN.

Đại diện Tổng cục Thuế, ông Nguyễn Văn Phụng – Cục trưởng Cục Thuế DN lớn, Tổng cục Thuế đã có phần giới thiệu bài bản về chứng từ và hóa đơn; chứng từ và HĐĐT (NĐ 123 và TT 78); Xử phạt hành chính thuế, hóa đơn (Nghị định 125/2020/NĐ-CP); Giải pháp thuế 2022 (Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP).

Về chứng từ và hóa đơn, theo ông Phụng, DN cần nắm rõ sự phân biệt giữa chứng từ với hóa đơn, hành trình của hóa đơn qua thời gian. Đối với chứng từ và HĐĐT, triển khai hoạt động năm 2022, ông nhấn mạnh, lộ trình thực hiện HĐĐT, các văn bản pháp luật về hóa đơn, hóa đơn chứng từ điện tử, bảo quản HĐĐT, phân loại HĐĐT theo cách truyền dữ liệu, chuyển đổi HĐĐT thành giấy, HĐĐT không mã của cơ quan thuế, áp dụng HĐĐT mã cơ quan thuế, thời điểm lập hóa đơn theo Điều 9 NĐ 123, nội dung hóa đơn theo Điều 10 NĐ 123, ký hiệu hóa đơn theo Điều 4 TT 78…

Nhiều vướng mắc của DN đã được đại diện Tổng cục Thuế và các chuyên gia giải đáp ngay tại Hội thảo.

Đọc thêm