Miệng núi lửa nằm gần làng Darvaza, cách thủ đô Ashgabat của Turkmenistan khoảng 270 km, có tên chính thức là "Ánh hào quang của Karakum", nhưng người dân địa phương thường gọi nó là "Cánh cửa đến địa ngục'".
Hố rộng 60 mét là do con người tạo ra, được hình thành do sự cố sập mặt đất trong quá trình thăm dò khí đốt vào năm 1971. Nó được đốt cháy có chủ ý vì lo ngại rằng khí độc có thể đe dọa con người và động vật hoang dã trong khu vực.
Nó được dự đoán sẽ cháy nhanh chóng, nhưng miệng núi lửa bằng cách nào đó vẫn phun ra ngọn lửa cho đến ngày nay, tạo ra một hiện tượng đáng sợ nhưng thực sự đẹp như tranh vẽ.
"Cánh cửa đến địa ngục" đã trở thành một trong những địa danh nổi tiếng trên thế giới của quốc gia Trung Á. Tuy nhiên, du lịch không thực sự bùng nổ ở Turkmenistan, nơi có ít hơn 10.000 khách nước ngoài đến thăm mỗi năm.
Đây có thể là điểm cân nhắc quan trọng đằng sau quyết định dập tắt ngọn lửa của Tổng thống Berdymuhamedov, người thích nhảy dù, lái máy bay trực thăng, lái xe đua và thể hiện kỹ năng bắn súng.
Trong cuộc họp trực tuyến với chính phủ hôm thứ Sáu, ông lập luận rằng đất nước đang mất đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, có thể bị bán ra nước ngoài và số tiền được sử dụng để cải thiện đời sống của người dân. Người đứng đầu nhà nước nói thêm rằng khí đốt cháy cũng gây hại cho con người và môi trường.
Ông Berdymuhamedov nói với Phó Thủ tướng phụ trách ngành dầu khí tổ chức thảo luận với các nhà khoa học, kể cả các chuyên gia nước ngoài, để tìm cách đối phó với ngọn lửa.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu điều này cuối cùng có đóng "Cánh cửa địa ngục" hay không, vì Tổng thống trước đó đã ra lệnh tương tự vào năm 2010, nhưng nó không thể được thực hiện.
Hình ảnh "Cánh cửa đến địa ngục" từng là một trong những địa danh nổi tiếng thế giới.