Tính chung giai đoạn 2010 - 2019, mỗi năm tốc độ tăng trưởng lượt du khách và doanh thu từ du lịch của Phú Quốc khoảng 20 - 30%, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 38%/năm, cao gấp 6 lần mức bình quân chung của cả nước. Ngành du lịch - dịch vụ cũng đang đóng góp tới 70% trong cơ cấu GDP của Phú Quốc và mang lại công ăn việc làm cho khoảng 70% dân số trên đảo.
|
Phú Quốc được định hướng trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước, khu vực và thế giới |
Tính đến tháng 6/2020, Phú Quốc đã thu hút 321 dự án của các nhà đầu tư, với nguồn vốn khổng lồ để hình thành hệ thống hạ tầng du lịch bài bản, vươn tầm quốc tế. Trong 340.000 tỷ đồng vốn đăng kí, phần lớn là các dự án du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, góp phần đưa Phú Quốc trở thành trung tâm nghỉ dưỡng và giải trí độc đáo mang đẳng cấp thế giới.
Được định hướng trở thành “trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước, khu vực và thế giới” nên những năm gần đây, hệ thống hạ tầng tại Phú Quốc nhận được sự đầu tư mạnh mẽ. Cùng với sân bay quốc tế, hệ thống đường giao thống quanh đảo, xuyên đảo, đường xương cá kết nối các trục chính, đường ven biển, khu phố đi bộ… cũng đã được xây dựng đồng bộ, đảm bảo bình quân đạt 60km/h.
Đặc biệt, từ ngày 1/7/2020, Phú Quốc là khu kinh tế ven biển được miễn thị thực cho người nước ngoài có thời hạn tạm trú 30 ngày. Đây là lợi thế không thể tuyệt vời hơn cho du lịch nghỉ dưỡng Phú Quốc thực sự bứt phá, cùng với vô vàn cơ chế đặc thù tạo đòn bẩy để phát triển du lịch khác như: chính sách thuế hấp dẫn cho các doanh nghiệp đầu tư, giảm thuế thu nhập cá nhân, miễn thuế VAT tại sân bay…
Cơ hội rộng mở khi Phú Quốc lên thành phố
Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch không thua kém Đà Nẵng, Nha Trang, thậm chí còn có phần hấp dẫn hơn vì vẫn giữ được nét hoang sơ, nguyên vẹn, Phú Quốc được coi là “ngôi sao đang lên”, giữ vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang cũng như nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, Phú Quốc tăng trưởng nhanh nhưng hệ thống quản lý hiện tại chưa tương xứng.
Do đó, nếu muốn Phú Quốc thật sự phát triển mạnh và bền vững, đủ sức cạnh tranh với Phuket, Bali… thì không thể tiếp tục bó Phú Quốc trong “chiếc áo” hành chính cấp huyện như hiện nay.
Ông Mai Văn Huỳnh - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc - cho biết từ năm 2004, tỉnh Kiên Giang đã có định hướng phát triển đảo Phú Quốc là thành phố trực thuộc tỉnh, đồng thời định hướng xây dựng Phú Quốc trở thành khu hành chính - kinh tế đặc biệt. Bởi vậy, việc thành lập thành phố Phú Quốc sẽ tạo điều kiện cho “đảo Ngọc” phát huy tốt hơn tiềm năng và lợi thế sẵn có.
Đầu tháng 8/2020, UBND tỉnh Kiên Giang cũng đã có tờ trình gửi Chính phủ về việc thành lập thành phố Phú Quốc (có diện tích tự nhiên 589,27km2, dân số 179.480 người). Nếu được thông qua, đây sẽ là thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước, mở ra nhiều cơ hội phát triển mọi mặt của địa phương, đặc biệt là ngành du lịch nghỉ dưỡng giàu tiềm năng.
|
Phú Quốc sắp bước vào giai đoạn bứt phá chưa từng thấy trong tiến trình trở thành một điểm đến du lịch toàn cầu |
Sự hậu thuẫn về hạ tầng, chính sách đã lôi kéo hàng loạt thương hiệu lớn, nhà đầu tư chiến lược đến với “đảo Ngọc”. Nếu như cách đây 10 năm, Phú Quốc gần như không có cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 5 sao thì hiện nay, riêng huyện đảo này đã sở hữu khoảng 20.000 phòng lưu trú, trong đó có hơn một nửa đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao.
Các tập đoàn kinh tế lớn như: Vin group, Sun group, CEO group, BIM group, MIK group, Milltol… đầu tư vào Phú Quốc đã làm cho kinh tế của huyện tăng trưởng nhanh với tốc độ đáng kinh ngạc.
Hàng loạt thương hiệu quản lý khách sạn danh tiếng có mặt ở đây như Novotel, Best Western Premier, Park Hyatt, InterContinental, JW Mariott… biến Phú Quốc trở thành “thiên đường nghỉ dưỡng đẳng cấp”, đáp ứng được nhu cầu của không chỉ khách nội địa mà đông đảo du khách quốc tế.
Từ một điểm đến ít người biết, Phú Quốc đã trở thành cái tên để những du khách hạng sang tìm đến. Cú lội ngược dòng ngoạn mục ấy của du lịch Phú Quốc mang trong đó những tâm huyết không nhỏ của những nhà đầu tư có tầm như CEO Group.
|
Loạt thương hiệu quản lý khách sạn danh tiếng có mặt tại đây như Novotel, Best Western Premier, InterContinental, JW Mariott… biến Phú Quốc thành “thiên đường nghỉ dưỡng đẳng cấp” |
Tập đoàn CEO chính là đầu tàu kéo khu vực trung tâm Đảo Ngọc phát triển, góp phần khai thác tiềm năng bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng Phú Quốc. Minh chứng là Khu tổ hợp du lịch Sonasea Villas & Resort tại Phú Quốc với Novotel Phu Quoc Resort, Best Western Premier Sonasea Phu Quoc, Novotel Villas,… đã đi vào vận hành đón khách, cung cấp gần 1.500 phòng khách sạn 5 sao, trở thành lựa chọn nghỉ dưỡng yêu thích hàng đầu của du khách tại “đảo Ngọc”.
Những tổ hợp được đầu tư bài bản, tất cả trong 1 điểm đến đẳng cấp quốc tế như Sonasea Villas & Resort góp phần nâng trải nghiệm của du khách lên một tầm cao mới; trở thành những nhân tố đắc lực thúc đẩy du khách lựa chọn Phú Quốc làm điểm đến. Từ đó gia tăng mức chi tiêu du lịch, kéo dài ngày lưu trú, thắp sáng nền kinh tế “đảo Ngọc”, từng bước tạo vị thế mới cho du lịch Việt Nam.
Tấm áo mới xứng tầm hơn với sự phát triển của “đảo Ngọc” sẽ là rất cần thiết để du lịch nghỉ dưỡng Phú Quốc thực sự bứt phá, cạnh tranh sòng phẳng với những “thiên đường du lịch biển đảo” hàng đầu khu vực và thế giới.
Các chuyên gia dự đoán Phú Quốc sắp bước vào giai đoạn bứt phá chưa từng thấy trong tiến trình trở thành một điểm đến du lịch toàn cầu. BĐS nơi đây cũng được dự đoán sẽ bùng nổ hơn nữa khi tờ trình thành lập TP Phú Quốc được thông qua, kỳ vọng tạo nền tảng để “đảo Ngọc” phát huy tiềm năng, phù hợp với tình hình thực tế của một huyện đảo đông dân, diện tích lớn nhất nước - gần tương đương quốc đảo Singapore.
Là một trong 19 điểm đến tốt nhất châu Á năm 2019 theo bình chọn của Tạp chí CNN, chắc chắn, khi khoác lên mình “tấm áo mới” phù hợp hơn, Phú Quốc sẽ cựa mình trỗi dậy với sự bứt phá chưa từng có để vươn tầm thành “thành phố đảo” đầu tiên của Việt Nam nức tiếng trên bản đồ du lịch thế giới.