Theo đó, sang năm 2018, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ thoái vốn với tỷ lệ 53,48%; Tổng Công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) 57,92%; Công ty CP Giao nhận kho vận ngoại thương 63,46%; Công ty CP Xây dựng và NK Tổng hợp 60,17%; Công ty CP Nhựa Việt Nam 64,56%; Công ty CP Nông thổ sản Việt Nam 23%.
Trước đó, trong văn bản gửi Thủ tướng, Vinatex đề nghị cho phép Tập đoàn này được thoái hết vốn Nhà nước khoảng 2.675 tỷ đồng.Vinatex là DN không thuộc đối tượng Nhà nước nắm giữ vốn. Vì thế, Vinatex cho rằng trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tăng tính cạnh tranh trên thương trường quốc tế, đòi hỏi Vinatext phải đưa ra những khoản đãi ngộ phù hợp, không theo thang bảng lương do Nhà nước quy định để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trong khi đó, trả lời PLVN, ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch VNSteel cho biết, theo lộ trình, sau khi thoái 57,92% vào năm 2018, VNSteel sẽ tiếp tục thoái tiếp 36% để đến năm 2020, vốn nhà nước tại Tổng Cty Thép Việt Nam sẽ chỉ còn khoảng hơn 6%. Ông Đa cũng cho rằng, việc thoái vốn Nhà nước khỏi “Tổng” này là điều cần thiết và càng nhanh càng tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh thị trường thép đang cạnh tranh ngày một quyết liệt.