Tại xã Đất Mũi, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đã cùng đoàn đến khảo sát dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở bờ biển Đông đoạn từ Đất Mũi đến cửa biển Vàm Xoáy. Theo đó, đoạn kè có chiều dài 3.000 mét, rộng 3,4 mét được kết cấu bằng cọc ly tâm dự ứng lực, đường kính D350 mm, với tổng mức đầu tư gần 130 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2020 – 2022.
Mục tiêu của dự án là bảo vệ, chống sạt lở bờ biển phía Đông đoạn từ Đất Mũi đến Vàm Xoáy, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân và cơ sở hạ tầng trong khu vực, góp phần bảo vệ và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo điều điện phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội và du lịch trong khu vực.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, cho rằng: Đây là dự án rất cần thiết để đầu tư nhằm để tang cường khả năng thích ứng với tình trạng xói lở bờ biển, nâng cao năng lực chống chọi biến đổi khí hậu, thời tiết bất lợi, giảm rủi ro, bảo đảm an toàn dân sinh, phục hồi hệ thống rừng phòng hộ và hệ sinh thái bản địa và bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển, góp phần ổn định sinh kế, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư vùng biển phía Đông của tỉnh được phát triển bền vững trong điều kiện nước biển dâng và tác động xấu của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
|
|
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp (đứng chỉ tay thứ nhất từ phải sang) cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử (đứng chỉ tay thứ hai từ phải sang), kiểm tra thực tế về công tác khắc phục hậu quả thiên tai, tại xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau). |
Giám đốc Ban QLDA Công trình NN-PTNT tỉnh Cà Mau Lâm Minh Thời, cho biết: Điều kiện thi công thường bị ảnh hưởng do thời tiết bất lợi trên biển, cũng chưa có định mức thực hiện các công tác đối với công nghệ kè lý tâm…Bên cạnh đó, công nghệ kè lý tâm kết hợp thả đá hộc bên trong vẫn là công nghệ phù hợp và hiệu quả nhất để áp dụng hiện nay.
Sau khi khảo sát thực tế, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, nhấn mạnh: Đây là công trình rất có ý nghĩa, vì không những góp phần bảo vệ, ngăn ngừa, khôi phục lại đai rừng phòng hộ, còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt, Đất Mũi là một địa phương bị ảnh hưởng do sạt lở nhiều nhất của tỉnh Cà Mau và nhiều nhất của cả nước. Sạt lở thì rất nhiều nhưng chúng tôi xác định sạt lở ở Đất Mũi Cà Mau là nghiêm trọng nhất của cả nước . Việc sạt lở đó sẽ dẫn đến việc mất đất sản xuất và nguy hiếp cuộc sống của người dân trong khu vực đó. Trong đó, nhiều hộ gia đình bị khó khăn về đời sống là do phải di dời do sạt lở”.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cũng đánh giá cao về công tác chỉ đạo phòng chông thiên tai của UBND huyện Ngọc Hiển trong thời gian vừa qua. Theo đó, huyện Ngọc Hiển có 6 xã thì có 5 xã giáp biển và 1 xã gần biển, hiện nay cả 6 xã của huyện Ngọc Hiển đều có lực lượng PCTT tại chỗ (tối thiểu là 30 người) trong đó có lực lượng công, quân độ và biên phòng cùng các trang thiết bị rất tốt, rất phù hợp với điều kiện phòng chống thiên tai của huyện. Nhờ đó, đã giảm thiểu thiệt hại do thiên tai mức tối thiểu.
Dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đã trao 50 suất quà cho bà con xã Đất Mũi có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau cũng đã triển khai thực hiện nhiều biện phát đảm bảo an toàn, giảm thiểu tối đa thiệt hại và khắc phục nhanh nhất hậu quả do thiên tai gây ra. Trong đó, việc khắc phục thiệt hại do hạn hán được triển khai tích cực, tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế như việc khắc phục sụt lún vùng ngọt phải đợi đến mùa mưa mới có nước vận chuyển vật tư, nhưng mùa mưa thì rất khó thi công.