Khoảng 10.000 người biểu tình đã tụ tập trong mưa yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha rời nhiệm sở, sửa đổi Hiến pháp và cải cách chế độ quân chủ của quốc gia. Đây là ngày thứ hai những người biểu tình bất chấp lệnh không tụ tập sau khi một số người biểu tình kéo một đoàn xe hoàng gia.
Cảnh sát đã sử dụng vòi rồng để trấn áp những người biểu tình hôm 16/10 và cho biết 11 người biểu tình và 4 cảnh sát bị thương trong cuộc trấn áp và được điều trị tại bệnh viện King Chulalongkorn Memorial. 7 người đã bị bắt và có thể phải đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết án.
Văn phòng ban thư ký nội các thông báo, Tướng Prayut đã triệu tập cuộc họp nội các lúc 10 giờ sáng để thảo luận về sắc lệnh khẩn cấp mà ông đã viện dẫn ở Bangkok sau các cuộc biểu tình trên đường phố gần Tòa nhà Chính phủ.
Sáng 16/10, Nội các Thái Lan đã chính thức thông qua tình trạng khẩn cấp ở Bangkok. Lệnh này có hiệu lực trong một tháng bắt đầu từ ngày 15/10 theo đề xuất của Hội đồng An ninh Quốc gia.
Phong trào biểu tình đã được các sinh viên đại học phát động vào tháng 3 với yêu cầu cốt lõi ban đầu là tiến hành cuộc bầu cử để sửa đổi hiến pháp.Nhưng phong trào này đã có "bước ngoặt" đáng kinh ngạc vào tháng 8, khi các sinh viên tham gia một cuộc biểu tình đã lên tiếng chỉ trích chế độ quân chủ và đưa ra lời kêu gọi cải cách chế độ này.
Trước đó, trả lời báo chí, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cho biết, lệnh giới nghiêm cấm mọi người rời khỏi nhà vào ban đêm có thể được áp dụng nếu tình hình leo thang. Khi được hỏi liệu ông có chấp nhận từ chức theo yêu cầu của những người biểu tình hay không, Tướng Prayut tuyên bố: "Không, tôi sẽ không ... Tôi đã phạm sai lầm gì?".