Thường xuyên tham gia hoạt động thể chất để có cuộc sống hạnh phúc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Cuộc sống ngày càng phát triển với vô số tiện nghi, tiện ích, mà theo đó, con người bỗng trở nên “ỷ lại” vào các tiện nghi và ngày càng “lười”. Chẳng hạn, nếu như trước kia chúng ta ngày ngày phải quét nhà lau nhà thì giờ đây, chỉ cần ngồi một chỗ và “bấm nút” là sẽ có robot ngay lập tức làm việc thay chúng ta.
Thường xuyên tham gia hoạt động thể chất để có cuộc sống hạnh phúc

Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc UNFPA, Việt Nam là một trong 10 quốc gia mà người dân lười vận động nhất thế giới. Cụ thể, Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị mỗi ngày chúng ta cần vận động, và đạt được 10.000 bước.

Song, nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng lại chỉ ra rằng, trung bình mỗi người Việt Nam chỉ đi bộ được 3.600 bước một ngày, chỉ bằng 1/3 so với mức khuyến nghị của WHO. Con số này càng thấp hơn ở giới văn phòng khi cả ngày họ chỉ đi được 600 bước.

Bên cạnh đó, Cục Y tế Dự Phòng- Bộ Y tế còn thống kê có tới 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực. Tố chất thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém so với chuẩn.

Nhận định về những thông số này, Ths. Trần Danh Phương cho biết: “Đây là tình trạng đáng báo động bởi việc lười vận động, ít hoặc không tập thể dục sẽ dẫn tới các ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Có thể kể đến như: nguy cơ stress và trầm cảm, nguy cơ mắc phải các bệnh không lây nhiễm”.

WHO cũng cho biết, ít vận động là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong do các bệnh không lây nhiễm. Những người không hoạt động đầy đủ có nguy cơ tử vong cao hơn 20% - 30% so với những người hoạt động đầy đủ. Tuy nhiên, trên thế giới có đến hơn một phần tư dân số trưởng thành (khoảng 1,4 tỷ người) không hoạt động đầy đủ; khoảng 1/3 phụ nữ và 1/4 nam giới không hoạt động thể chất đủ để giữ sức khỏe.

Nói về hệ lụy của việc lười vận động, lười tập luyện thể dục thể thao, ThS. BS. Trần Danh Phương cho biết: “Theo Đông Y, vận động ít làm giảm lưu thông khí huyết, giảm vận hành kinh lạc, ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng; giảm tuần hoàn máu ảnh hưởng tới quá trình nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.

Không chỉ vậy, lười vận động cũng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, gia tăng bệnh lây nhiễm, nhất là khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, vận động không đủ mức tối thiểu còn ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp, dễ gây thoái hóa xương khớp, giảm sức mạnh cơ bắp. Khi sức đề kháng yếu thì dễ mắc cả bệnh có và không lây nhiễm”.

Bệnh không lây nhiễm, thường là các bệnh mạn tính, bao gồm những bệnh không có khả năng lây truyền, có thời gian bị bệnh dài và về cơ bản tiến triển khá chậm nhưng lại tạo ra gánh nặng bệnh tật lớn do tỷ lệ tàn phế và chết yểu cao. Hiện nay, có bốn loại bệnh không lây nhiễm chính, đó là các bệnh tim mạch (như nhồi máu cơ tim và đột quỵ...), các thể ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản) và đái tháo đường. Một trong những nguy cơ của bệnh không lây nhiễm chính là thiếu vận động thể lực.

Ngoài ra, WHO xác định: việc giảm vận động thể lực ảnh hưởng quan trọng tới việc hình thành các nguyên nhân gây các bệnh không lây nhiễm. Bao gồm: bệnh tim mạch, bệnh ung thư, bệnh phổi mạn tính (COPD) và bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó là cả nguy cơ giảm tuổi thọ.

Chúng ta cần hoạt động thể chất như thế nào?

Trên thực tế, nhiều người hiểu và ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc tập thể dục hàng ngày, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng và đầy đủ. Tập thể dục giúp cơ thể giải phóng endorphin, một hóa chất trong não mang đến cảm giác hạnh phúc. Vì vậy, tập thể dục có thể được xem là một cách giúp giảm stress và trầm cảm.

Ngoài ra, tập thể dục còn xây dựng sự tự tin về thể chất, giảm căng thẳng, tăng sản sinh hóa chất trong não, ổn định toàn bộ hệ thống trong cơ thể, trong khi lười tập thể dục không thể đạt được những điều này.

Mặc dù vậy, để đảm bảo hiệu quả của việc tập thể dục thể thao hàng ngày cũng như an toàn cho người tập, chúng ta cần tìm hiểu kỹ bài tập phù hợp với thể trạng của bản thân. Đối với đại đa số công chúng, thời gian cho mỗi buổi tập nên kéo dài trong khoảng 30-60 phút và mỗi ngày không tập quá 2 lần.

Theo Ths. Trần Danh Phương, để nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật, có nhiều hình thức tập khác nhau như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, nâng tạ, tennis, thái cực quyền... Mỗi hình thức, mỗi phương pháp phù hợp đều giúp chúng ta khỏe mạnh hơn và năng động hơn. Các nhà khoa học tin rằng hình thức tập luyện tốt nhất chính là thứ mình thích nhất.

Do vậy, hãy chọn cho mình một hình thức phù hợp và tập luyện ngay, hàng ngày để có một sức khỏe thật tốt vừa phòng chống dịch, vừa ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật, và đảm bảo một cuộc sống an lành, hạnh phúc!

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng dự án “Nào cùng tập ngay! Vì một Việt Nam khoẻ mạnh, hạnh phúc”

Công ty dinh dưỡng Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Tổng Cục Thể Dục Thể Thao Việt Nam và Ủy Ban Olympic Việt Nam triển khai dự án “Nào cùng tập ngay! Vì một Việt Nam khoẻ mạnh, hạnh phúc” với mục tiêu khuyến khích cộng đồng cùng tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Chương trình bắt đầu từ tháng 10/2021 đến cuối năm 2022.

- Giai đoạn 1 của dự án sẽ được triển khai từ tháng 10 đến tháng 12/2021 với thông điệp: “Nào cùng tập ngay, Vì một Việt Nam khoẻ mạnh, hạnh phúc” với mục tiêu tạo động lực giúp người dân xây dựng thói quen tập luyện và lan rộng thói quen tới cả cộng đồng.

- Giai đoạn 2 sẽ diễn ra từ tháng 01 đến tháng 02/2022 với chủ đề Tết này, ăn gì tập nấy #TếtThểThao tích cực với mục tiêu tiếp nối hiệu ứng truyền thông của thông điệp Lối sống vui khoẻ 5T trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 qua quá trình vận động tốt và duy trì dinh dưỡng cân bằng hàng ngày.

- Giai đoạn 3 sẽ diễn ra từ tháng 3 đến tháng 12/2022 với chủ đề Tôi khoẻ, Bạn cũng khoẻ, Việt Nam khoẻ nhằm tiếp tục duy trì và nhân rộng các hoạt động vận động của cộng đồng trên Toàn quốc sau 6 tháng khởi động và tạo nền tảng nội dung tốt trên các trang mạng xã hội.

Đọc thêm