Tìm hiểu về tim đập nhanh và giải pháp từ Ninh Tâm Vương

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tim đập nhanh là triệu chứng gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm sinh lý và bệnh lý. Để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng tim đập nhanh, các phương pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Tim đập nhanh là gì?

Tim đập nhanh là tình trạng tim đập trên 100 nhịp/phút. Đối với người có nhịp tim bình thường thì hoạt động ở buồng tim nhịp nhàng, khả năng bơm máu vào hệ tuần hoàn ổn định. Đối với người bị tim đập nhanh thì sẽ làm giảm hiệu quả bơm máu đến các cơ quan và tim sẽ bị thiếu oxy. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể khiến cơ tim bị suy yếu dần và gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim.

Một số biểu hiện thường gặp ở người bị tim đập nhanh là:

- Hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi, luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng.

- Cảm giác như tim bị hẫng một nhịp, giống hiện tượng tim bỏ nhịp.

- Hít thở khó khăn kể cả khi đi bộ, làm việc nhẹ nhàng hoặc kể cả nghỉ ngơi.

- Chóng mặt, dễ ngất xỉu, không thể nhìn rõ đồ vật.

- Cảm giác không có sức lực, cơ thể luôn bị mệt.

- Chân tay run, khó cầm nắm đồ vật.

Hồi hộp, đánh trống ngực là triệu chứng điển hình của tim đập nhanh

Hồi hộp, đánh trống ngực là triệu chứng điển hình của tim đập nhanh

Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng tim đập nhanh?

Để chẩn đoán tình trạng tim đập nhanh, ngoài việc đo nhịp tim và dựa vào các triệu chứng lâm sàng, người bệnh cần thực hiện thêm một số xét nghiệm sau:

● Đo điện tim (điện tâm đồ) để đánh giá nhịp tim và các rối loạn nhịp kèm theo.

● Đo điện tim 24h giúp ghi lại tất cả các triệu chứng trên điện tim và thời gian xảy ra.

● Siêu âm tim để đánh giá chức năng tim, các thành tim và tốc độ dòng máu trong tim.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số phương pháp khác để xác định nguyên nhân gây tim đập nhanh như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp XQ tim, chụp CT, chụp mạch vành…

Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Tình trạng tim đập nhanh nếu nhẹ thì không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nhưng khi đã tiến triển nặng hơn thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh mà mức độ nguy hiểm của các biến chứng này sẽ khác nhau. Ví dụ như tim đập nhanh do căng thẳng, lo lắng thì có thể không gây ra biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, nếu người bệnh có tiền sử gặp phải các vấn đề tim mạch thì có thể dẫn đến một số biến chứng nặng nề như:

● Ngất xỉu: Tim đập nhanh kèm theo tình trạng huyết áp giảm đột ngột có thể khiến người bệnh ngất đi.

● Tim ngừng đập: Biến chứng này rất ít xảy ra nhưng mức độ nguy hiểm lớn, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

● Đột quỵ: Thường gặp ở đối tượng mắc bệnh rung nhĩ, cơ thể hình thành các cục máu đông và khiến tắc mạch máu não.

● Suy tim: Khi khả năng co bóp của tim giảm hiệu quả thì có thể gây rối loạn nhịp tim như nhanh thất, rung thất, rung nhĩ…

Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất ở người bị tim đập nhanh

Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất ở người bị tim đập nhanh

Làm thế nào để điều trị tim đập nhanh?

Tùy vào mức độ và thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, có 2 phương pháp chính được áp dụng trong điều trị nhịp tim nhanh, đó là:

Phương pháp không sử dụng thuốc: Người bệnh nên thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.

Phương pháp sử dụng thuốc tây: Thường được dùng nhất là thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống loạn nhịp. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý tăng/giảm liều vì có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Ngoài các phương pháp điều trị nội khoa kể trên thì bác sĩ có thể chỉ định đốt điện tim, đặt máy khử rung tim… để phục hồi chức năng tim cho người bệnh.

Sử dụng thuốc tây để ổn định nhịp tim cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc tây để ổn định nhịp tim cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Ninh Tâm Vương - Giải pháp thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim

Sử dụng thảo dược trong điều trị ổn định nhịp tim, cải thiện tình trạng tim đập nhanh là xu hướng mới hiện nay. Phương pháp này được nhiều người áp dụng vì có ưu điểm an toàn, lành tính và hiệu quả đã được nghiên cứu chứng minh.

Nổi bật trong các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim trên thị trường hiện nay, đó là TPBVSK Ninh Tâm Vương. Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược như Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng, giúp: Hỗ trợ giảm tim đập nhanh, cải thiện triệu chứng hồi hộp, trống ngực, bồn chồn do tim đập nhanh.

TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm tim đập nhanh an toàn, hiệu quả

TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm tim đập nhanh an toàn, hiệu quả

Ninh Tâm Vương đã có mặt trên thị trường 8 năm và được nhiều người bệnh rối loạn nhịp tim lựa chọn sử dụng. Người bệnh nên duy trì sử dụng từ 3-4 tháng để cảm nhận được hiệu quả hỗ trợ ổn định nhịp tim, cải thiện triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực do tim đập nhanh rõ rệt nhất.

Có thể thấy tình trạng tim đập nhanh không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng và kịp thời. Bài viết trên đây đã tổng hợp lại một số thông tin về tình trạng tim đập nhanh và các phương pháp điều trị hiệu quả. Người bệnh gặp phải tình trạng tim đập nhanh, ngoài việc thay đổi lối sống, tuân thủ chỉ định của bác sĩ thì có thể kết hợp sử dụng thêm Ninh Tâm Vương mỗi ngày để tăng cường hiệu quả ổn định nhịp tim.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đọc thêm