"Sau những tuyên bố của Nghị viện châu Âu, người ta có thể nói rằng các cơ quan tình báo của các quốc gia nước ngoài đứng sau vụ việc của ông Alexey Navalny" - ông Volodin nói.
Về vấn đề này, ông Volodin một lần nữa kêu gọi Hạ viện Đức "một lần nữa thảo luận về mức độ các cơ quan tình báo và quan chức của họ có liên quan đến các sự kiện đang diễn ra". Theo ông Volodin, "Các nghị viện châu Âu khác cũng sẽ làm tốt để giải quyết vấn đề này".
Trước đó, ngày 17/9, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết liên quan đến vụ việc của ông Navalny, kêu gọi "khởi động ngay lập tức <...> một cuộc điều tra quốc tế công bằng" với sự tham gia của EU, Liên hợp quốc, Hội đồng châu Âu, các đồng minh EU và Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW).
Nghị viện châu Âu kêu gọi EU thông qua danh sách trừng phạt lớn đối với Nga càng sớm càng tốt, cũng như đình chỉ việc xây dựng đường ống Nord Stream 2. Tuy nhiên, các nghị quyết của Nghị viện châu Âu không có tính ràng buộc mà chỉ như các khuyến nghị.
Ngày 20/8, Alexey Navalny đã phải nhập viện ở Omsk sau khi tình trạng của ông trở nên xấu đi nhanh chóng trên máy bay. Sau đó, Navalny được chuyển đến phòng khám Charite ở Berlin (Đức). Chính phủ Đức cho rằng Navalny đã bị đầu độc bằng một chất thuộc nhóm Novichok. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Moscow sẵn sàng hợp tác với Berlin về vụ việc, trong khi Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng Berlin không cung cấp bằng chứng về cáo buộc của mình.