Từ ngày 1/1/2017, khi tôi 55 tuổi đủ tuổi về hưu tôi có thời gian đóng BHXH tại cơ quan nhà nước là 30 năm đủ mức hưởng 75%. Theo khoản 3 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian.
Nếu tôi không có thời gian đóng 4 tháng tại doanh nghiệp tôi sẽ được hưởng chế độ BHXH dựa trên mức quân bình lương của 15 năm trước khi về hưu (chắc chắn sẽ cao hơn mức 2.650.000 đồng). Trong trường hợp này, có phải tôi sẽ bị thiệt thòi hơn so với nếu chỉ đóng BHXH tại cơ quan nhà nước mặc dù thời gian đóng BHXH của tôi nhiều hơn?
- BHXH Việt Nam trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 và khoản 3 Điều 59 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2015 thì người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian. Trong đó, thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm, hoặc 6 năm, hoặc 8 năm… cuối tùy theo thời điểm bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật BHXH.
Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp của bạn vừa có thời gian làm việc đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là bình quân tiền lương của cả hai giai đoạn trên./.