Tốn gần 600 tỷ đồng cho mỗi km đường cao tốc tại Việt Nam

Một báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng Chính phủ cho thấy, suất vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam “khá lớn”, trong khi chất lượng đường còn nhiều điều phải bàn.

Một báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng Chính phủ cho thấy, suất vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam “khá lớn”, trong khi chất lượng đường còn nhiều điều phải bàn.

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet

Đường ngắn….

Theo Bộ Xây dựng, từ năm 2005 Việt Nam bắt đầu triển khai một số dự án đường cao tốc. Tổng chiều dài đường cao tốc hiện đã được đưa vào khai thác sử dụng khoảng 150km, gồm các tuyến: TP.HCM - Trung Lương, Láng - Hòa Lạc, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Vành đai III - Hà Nội với quy mô 4-6 làn xe chạy và 2 làn dừng khẩn cấp.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, cả nước sẽ có thêm 600km đường cao tốc. Một số dự án đang triển khai là Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Các dự án chuẩn bị triển khai gồm: Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Dầu Giây - Phan Thiết, Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Các dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc tại Việt Nam là thường có chiều dài không lớn (chủ yếu dưới 100km). Hơn 7 năm qua, việc đầu tư xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam mới ở giai đoạn xuất phát điểm và sẽ được đẩy mạnh trong giai đoạn 2015-2020.

Giá không nhỏ

Tổng hợp của Bộ Xây dựng cho thấy, suất vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc 4 làn xe trong giai đoạn 2005 – 2010 đối với khu vực đồng bằng bình quân 12,5 triệu USD/km (bao gồm các tuyến: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Láng - Hòa Lạc, TP.HCM – Trung Lương, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Trung Lương – Mỹ Thuận). Trong đó, đầu tư bình quân cho đường không phải xử lý nền đất yếu là 6,40 triệu USD, đường có xử lý nền đất yếu là 7,14 triệu USD, đường có xử lý nền đất yếu và cầu là  11,33 triệu USD, chi phí GPMB bình quân là 1,17 triệu USD.

Trong giai đoạn 2010 đến nay, khu vực miền núi, trung du phía Bắc có suất vốn đầu tư bình quân 6,2 triệu USD/km (bao gồm các tuyến: Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Yên Bái). Khu vực miền Trung có suất vốn đầu tư bình quân 9,66 triệu USD/km (bao gồm các tuyến: Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Dầu Giây - Phan Thiết). Khu vực đồng bằng có suất vốn đầu tư bình quân 14,81 triệu USD/km (bao gồm các tuyến: Mỹ Thuận – Cần Thơ, Biên Hòa – Vũng Tàu).

Đặc biệt, những tuyến đi qua vùng có địa hình, địa chất đặc biệt như tuyến Bến Lức - Long Thành có suất đầu tư 25,8 triệu USD/km do phải xây dựng khoảng 25,7 km cầu trên tổng số 57,8 km chiều dài tuyến, trong đó gồm hai cầu dây văng Bình Khánh và Phước Khánh.

Trong khi đó, suất vốn đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc tại 2 dự án ở (Thanh Hải - Lan Châu - Thiểm Tây) và An Kang - Xi’an tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) khoảng 7,6-14,3 triệu USD/km. Tại Hàn Quốc, tuyến nối số 2 tại Busan - Hàn Quốc là 19,16 triệu USD.

H.Thủy

Đọc thêm