Trách nhiệm và nỗi lo

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Văn phòng Chủ tịch nước hôm qua (6/4) tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước với Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Xã hội nhiều năm nay cho thấy hiện người chưa thành niên sử dụng chất ma tuý ngày một gia tăng.
Xã hội nhiều năm nay cho thấy hiện người chưa thành niên sử dụng chất ma tuý ngày một gia tăng.

Trước đó, Pháp lệnh này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, Phiên họp thứ 9 thông qua ngày 24/3.

Pháp lệnh này trước đó đã được cơ quan chức năng cẩn trọng xem xét, góp ý. Thực tế xã hội nhiều năm nay cho thấy hiện người chưa thành niên sử dụng chất ma tuý ngày một gia tăng, việc cai nghiện tự nguyện chưa có hiệu quả, nhiều trường hợp không đăng ký cai nghiện tự nguyện hoặc có đăng ký nhưng vẫn vi phạm, đặc biệt những người lang thang, không nơi cư trú. Những đối tượng này bị bỏ ngỏ trong một thời gian đã ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Do vậy, để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên nghiện ma tuý, thì sự ra đời của Pháp lệnh nhằm bảo vệ và hỗ trợ người chưa thành niên cai nghiện ma tuý lành mạnh, còn góp phần ổn định trật tự xã hội. Nói cách khác, sự ra đời của Pháp lệnh này là rất cần thiết, đúng đắn, kỳ vọng hiệu quả.

Để đảm bảo tính thân thiện của phiên họp xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến. Đồng thời, theo quy định của Pháp lệnh thì phiên họp phải đáp ứng các yêu cầu như được tổ chức thân thiện, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị. Phòng họp được bố trí thân thiện, an toàn.

Thẩm phán được phân công phải được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.

Thẩm phán mặc trang phục hành chính của TAND. Trong phiên họp, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị hỗ trợ người bị đề nghị. Việc hỏi người bị đề nghị phải phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa và hiểu biết của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.

Có điều khiến nhiều người băn khoăn, đó là TAND đang chịu nhiều sức ép về công việc. Thực tế lâu nay cũng cho thấy số lượng biên chế của TAND các cấp còn chưa “dư dả”, số lượng công việc nhiều, số vụ kiện tụng tăng… Thế nên khi Pháp lệnh được ban hành và đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ lưỡng kèm theo như trên, thì như Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Du nói, “chắc chắn các toà án đặc biệt là toà án cấp huyện sẽ có quá tải”.

Vì vậy, việc cần thiết của TAND Tối cao là không chỉ xây dựng kế hoạch triển khai Pháp lệnh, mà còn phải chú trọng chuẩn bị về nguồn nhân lực thẩm phán, đào tạo với mục tiêu thi hành pháp lệnh hiệu quả, thực sự đảm bảo quyền và lợi ích của người dưới 18 tuổi; rà soát đánh giá về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, nếu phát sinh cần báo cáo với các cấp có thẩm quyền để giải quyết, vì mục tiêu quy định pháp luật được thực hiện đúng đắn, các phán quyết được tuyên đúng đắn, đảm bảo tốt nhất quyền của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Đọc thêm