Trẻ nghẹt mũi, sổ mũi dai dẳng - cảnh báo viêm xoang, viêm phổi

0:00 / 0:00
0:00
Trẻ bị sổ mũi thường sẽ tự khỏi sau một thời gian, nhưng nếu triệu chứng này kéo dài thì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bé sổ mũi dai dẳng kéo dài!

Bé bị sổ mũi kéo dài do nhiễm trùng

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn đang trong giai đoạn phát triển để hoàn thiện. Do đó, bé dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn dẫn đến các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là cảm lạnh, cảm cúm – những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị chảy nước mũi. Nhìn chung, sổ mũi do cảm lạnh, cảm cúm thường khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu trẻ có sức đề kháng kém thì bệnh có thể dai dẳng hơn, khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài hơn.

Ngoài ra, nếu như trong đợt bệnh trước đó, trẻ vẫn chưa khỏi hẳn, mà sau đấy lại mắc thêm một đợt bệnh nữa, thì sẽ khiến bé bị sổ mũi kéo dài, thậm chí là chảy nước mũi dai dẳng.

Bé bị sổ mũi kéo dài do viêm xoang

Viêm xoang cũng là một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, nhưng ở mức độ nặng hơn, xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng bên trong xoang (do cảm, dị ứng…) kéo dài. Trong khi cảm lạnh, cảm cúm có thể khỏi trong 1 tuần thì nhiễm trùng xoang có thể kéo dài hơn. Do đó, nếu các triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn 10 đến 14 ngày, rất có thể là bé bị viêm xoang. Trong trường hợp này, nước mũi của trẻ chảy ra có thể có màu xanh lá cây hoặc màu vàng.

Bé bị sổ mũi kéo dài do viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị sổ mũi kéo dài. Các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, côn trùng cắn… có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch gây viêm khiến cơ thể có biểu hiện giống như bị cảm lạnh nhẹ liên tục. Một số triệu chứng điển hình có thể kể đến: Hắt xì, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho khan, chảy nước mắt, đau tai...

Ngoài ra, vì cảm lạnh và dị ứng có nhiều triệu chứng giống nhau, nên cha mẹ khó có thể xác định rõ nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi kéo dài.

Bé bị sổ mũi kéo dài do thời tiết lạnh

Thời tiết lạnh đôi khi có thể kích thích phản ứng tạo ra chất nhầy trong mũi, khiến bé bị sổ mũi kéo dài trong những ngày lạnh giá, đặc biệt là vào mùa đông. Nếu hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, không thể tự chống lại cái lạnh, cơn sổ mũi có thể kéo dài hơn 1 tháng. Do đó, nếu bạn nhận thấy bé thường bị sổ mũi kéo dài trong những ngày trời trở lạnh, hãy đảm bảo bé luôn được giữ ấm.

Dị vật chèn ép khiến bé bị sổ mũi kéo dài

Nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài mà không kèm theo các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm, thì nguyên nhân có thể là do một dị vật nào đó bị mắc kẹt trong lỗ mũi của bé. Việc có dị vật chèn ép trong mũi có thể kích thích mũi tiết dịch có mùi hôi.

Bé bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không?

Tùy vào nguyên nhân sổ mũi kéo dài ở trẻ em mà có những biến chứng lâu dài khác nhau. Tuy nhiên, sổ mũi kéo dài chắc chắn sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và khó thở hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giấc ngủ.

Nếu tình trạng nhiễm trùng xoang, nhiễm virus gây sổ mũi kéo dài ở trẻ em, tai và thính giác của bé có thể bị ảnh hưởng tiêu cực, vì tai giữa thông với phía sau mũi (vòm họng). Ngoài ra, nếu chất nhầy mũi chảy xuống cổ họng, về lâu dài có thể gây ho, đau họng, viêm phế quản, viêm phổi…

Vì vậy, khi thấy trẻ bị sổ mũi kéo dài, trước tiên hãy sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi giúp hết nghẹt mũi, thông thoáng đường thở. Phổ biến và an toàn nhất hiện nay là hoạt chất Xylometazolin có trong thuốc nhỏ mũi Jazxylo. Xylometazolin với cơ chế co mạch giúp bé hết nghẹt mũi ngay trong 5 phút, kéo dài tới 10 giờ. Đặc biệt, thuốc nhỏ mũi Jazxylo là dòng thuốc co mạch DUY NHẤT trên thị trường được Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho TRẺ TỪ 3 THÁNG TUỔI.

Tuy nhiên, về lâu dài, bố mẹ hãy đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.

Tham khảo ngay bộ sản phẩm chăm sóc trẻ em tại đây: https://www.duocvietduc.com/san-pham/

Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Hotline tư vấn: 19006436

Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Dược phẩm Meracine.

Đọc thêm