Đã bị “lấp bóng” còn bị dán nhãn sai
Khi mà phim Việt cạnh tranh cùng với phim ngoại đó đã là một thách thức lớn thì khi diễn viên phim Tết Việt vẫn là những gương mặt hài cũ nhàm chán hay không có dấu ấn thì phim ngoại lại là sự xuất hiên của hai ông vua phòng vé là Châu Tinh Trì và Vin Diesel thì việc phim nội bị phim ngoại đè bẹp chỉ là chuyện mà “ai cũng biết trước”.
Khán giả đến rạp chủ yếu chọn lựa “XXX: Return of Xander Cage” hoặc phim của Châu Tinh Trì khiến các phim này luôn trong tình trạng cháy vé. Suất chiếu dành cho các phim này vẫn đầy ắp trong khi phim Việt chỉ còn “Nàng Tiên có 5 nhà” trụ vững ở nhiều rạp.
Theo hai “ông lớn” phòng vé là Công ty CJ CGV Việt Nam ( chiếm 40% tổng số rạp chiếu phim cả nước) và Công ty TNHH Lottecinema Việt Nam xác nhận thì, tính từ 30 tháng chạp đến mùng 4 Tết thì “XXX: Return of Xander Cage” có doanh thu cao nhất 32 tỷ đồng, kế đến là “Tây du ký: Mối tình ngoại truyện 2” sau 5 ngày công chiếu, tính đến hết ngày 1/2, phim thu về gần 35 tỉ đồng. Phim Việt dẫn đầu về doanh thu là “Nàng Tiên có 5 nhà” với 19 tỉ điều này cũng dễ hiểu bởi đây là bộ phim có danh hài Hoài Linh- nhân vật được ví là tấm vé đảm bảo cho doanh thu mỗi bộ phim mỗi khi danh hài góp mặt. Phim Kungfu Yoga có sự xuất hiện của Thành Long thu về gần 17,5 tỉ... Các doanh thu phòng vé trên được công bố bởi nhà phát hành của mỗi phim.
Bên cạnh lý do vấp phải hai bóng lớn kể trên thì phim Việt gặp bất lợi ở vấn đề dán nhãn (quy định độ tuổi xem phim - PV). Ngoài “Nàng Tiên có 5 nhà” dán nhãn C16, hai phim “Lục Vân Tiên: Tuyệt đỉnh kungfu” và “Rừng xanh kỳ lạ truyện” đồng dán nhãn C13. Các phim này mất lượng lớn khán giả, nhất là với những đại gia đình ba thế hệ cùng đi xem.
Trong khi đó, ông Phi Long - Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông Poly, đại diện truyền thông củ “Lục Vân Tiên: Tuyệt đỉnh kungfu” - cho biết khi ra rạp, phim này bị hệ thống phát hành khác tự dán nhãn C16 dù được cấp phép C13. Việc chuyển từ C13 lên C16 khiến phim mất thêm một lượng khán giả. Nhà sản xuất lập tức phản ánh, các rạp mới điều chỉnh nhưng khá chậm, mất 2-3 ngày sau khi phim chiếu. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của bộ phim khi mà những ngày Tết lại vô cùng ngắn ngủi.
Có sự ưu ái cho phim ngoại?
Phim Việt ra rạp năm nay còn dán nhãn phân định lứa tuổi nên không ít khán giả đi xem phim cùng gia đình quay sang chọn “Tây du ký: Mối tình ngoại truyện 2” vì phim này dán nhãn P (dành cho tất cả mọi người). Trong khi đó nhiều người phản ánh “Phim Tây du ký: mối tình ngoại truyện 2” có một số cảnh không phù hợp với trẻ em như sư phụ dạy học trò mà đánh bằng roi đến rách da thịt, móc họng, kéo lưỡi, chặt bay đầu, yêu nhền nhện trang phục hở hang... hay Trư Bát Giới cưỡng hiếp một con yêu quái… thế nhưng các rạp Việt Nam vẫn bán vé mà không có dán nhãn.
Điều này dường như khiến cho cuộc đua về doanh thu phòng vé giữa phim nội và phim ngoại có một khoảng cách đáng kể mà phần thắng cuộc dĩ nhiên thuộc về phim ngoại hay nói cách khác cán cân vốn chênh lệch giữa phim nội và phim ngoại tăng thêm.
Được biết, ở Mỹ và các nước Ở Mỹ cũng như một số nước khác trên thế giới, “Tây du ký: Mối tình ngoại truyện 2” được dán nhãn PG 13 (cấm trẻ em dưới 13 tuổi) khi công chiếu. Điều này khiến cho nhiều người phải đặt câu hỏi: “Vì sao một bộ phim bị dán nhãn PG 13 trên thế giới khi phát hành ở Việt Nam lại được ưu ái dán nhãn P - dành cho mọi lứa tuổi khán giả?”.
Việc dán nhãn chưa khắt khe ngoài việc tạo lợi thế cho phim ngoại thì xét về mặt văn hóa, các rạp chiếu phim ở Việt Nam đang quá dễ dãi với những sản phẩm không phù hợp với thuần phong mĩ tục. Đặt giá trị nhân văn mà bộ phim mang lại cho mỗi người xem ra sau doanh thu phòng vé thật sự là một điều đáng lên án và phải bị chỉ trích để với những bộ phim sau cần có sự kiểm duyệt chặt chẽ hơn, đồng thời việc dán nhãn cho mỗi bộ phim sẽ chính xác hơn.