7h5', ngọn đuốc được trao cho Trung tướng Triệu Xuân Hòa, AHLLVTND, để thắp lên đài lửa. Ngay sau đó, Lễ chào cờ được tiến hành trong tiếng pháo rền vang mừng 70 năm ngày thành lập nước.
Pháo được đặt tại Hoàng thành Thăng Long,. 75 chiến sĩ pháo binh vào vị trí sẵn sàng nhận lệnh từ 6 chỉ huy để khai hỏa. Theo kế hoạch, sẽ có 21 loạt đạn pháo đại bác được bắn cùng lúc với thời điểm chào cờ tại Quảng trường Ba Đình.
Tại buổi lễ còn có đại diện các nước bạn Lào, Campuchia tới chia vui với nhân dân Việt Nam.
Lúc 7h10', Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đọc diễn văn khai mạc. Diễn văn ôn lại quá trình giành độc lập và thống nhất đất nước, thời kỳ đổi mới đất nước suốt 30 năm tiếp theo, nhấn mạnh: "Trong niềm tự hào và xúc động thiêng liêng, chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh (...), Người đã dẫn dắt Đảng ta, Nhân dân ta (...) soi đường cho dân tộc ta đi tới tương lai".
Đến 7h35', Lễ diễu binh, diễu hành bắt đầu.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam trên xe tiêu binh dẫn đầu toàn bộ lực lượng vũ trang tiến vào lễ đài tại quảng trường Ba Đình sáng 2/9/2015. |
Trước đó, lúc 6h55', Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tiến ra lễ đài, chuẩn bị cho lễ chào cờ bắt đầu lúc 7h5. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch nước đọc diễn văn và đến 7h40 bắt đầu chương trình diễu binh diễu hành. Điều hành lễ diễu binh là trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 2/9/1945, lễ meeting và duyệt binh đầu tiên diễn ra với hàng chục vạn người tham gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1955, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cuộc duyệt binh diễn ra lần thứ 2 sau 10 năm, với những khẩu đại bác đã dội bão lửa xuống đầu quân Pháp ở lòng chảo Mường Thanh, những gương mặt như còn in nguyên khói thuốc súng của đội quân "chân đất, dép lốp" vừa làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Năm 1973, cũng tại quảng trường Ba Đình, quân đội đã tổ chức một lễ duyệt binh trọng thể nhân ngày Quốc tế lao động 1/5. Khi đó, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đoàn quân đi qua lễ đài. Hiệp định Paris đã được ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhưng nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn còn ở phía trước. Qua lễ duyệt binh năm 1973, nhân dân cả nước và báo chí quốc tế một lần nữa được thấy sức mạnh và sự quyết tâm thống nhất đất nước.
Sau 30/4/1975 - ngày lịch sử non sông thu về một mối, giữa bộn bề công việc, chính quyền cách mạng cũng tổ chức một lễ diễu binh ra mắt nhân dân thành phố Sài Gòn và báo chí quốc tế vào ngày 15/5/1975. Buổi diễu binh ấy đã để lại một ấn tượng đặc biệt với những người được chứng kiến.
Tham dự lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 có 30.000 người. Đoàn diễu binh, diễu hành sau khi đi qua quảng trường Ba Đình sẽ tiếp tục di chuyển theo hai hướng đường Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Liễu Giai và hướng Nguyễn Thái Học - Hàng Khay - Tràng Tiền - Nhà hát Lớn - Trần Khánh Dư.
Để phục vụ công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2/9, từ 21h đêm 1/9 đến 12h ngày 2/9, 40 tuyến phố Hà Nội tại khu vực Quảng trường Ba Đình và lân cận cấm các phương tiện hoạt động...
Các tuyến phố bị cấm trong thời gian diễn ra lễ diễu hành:
Hùng Vương, Hoàng Văn Thụ, Chùa Một Cột, Độc Lập, Ông Ích Khiêm, Bà Huyện Thanh Quan, Tôn Thất Đàm, Nguyễn Cảnh Chân, Bắc Sơn, Mai Xuân Thưởng, Lê Hồng Phong, Ngọc Hà, đường Thanh Niên, Hoàng Hoa Thám (từ Mai Xuân Thưởng đến Văn Cao), Thụy Khuê (từ Quán Thánh đến Văn Cao); Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Điện Biên Phủ, Chu Văn An, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, Hàng Khay, Tràng Tiền, Cổ Tân, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Kim Mã (từ Liễu Giai đến Nguyễn Thái Học), Liễu Giai, Văn Cao, Trần Phú, Sơn Tây, Nguyễn Chí Thanh (từ Kim Mã đến La Thành), Yên Phụ, công viên Bách Thảo, Đội Cấn (từ Lê Hồng Phong đến Văn Cao).