Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (18/5): Đồng USD suy yếu trở lại

(PLVN) - Sáng nay (18/5), giá USD trên thị trường quốc tế, đã giảm xuống khi lo ngại về lạm phát gia tăng đi cùng với báo cáo mức giá cao kỷ lục trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ.
Hình minh họa.

Tại thị trường trong nước, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng nay - 18/5 được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh ở mức 23.170 VND/USD, tăng 10 đồng so với phiên giao dịch sáng qua.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng nhà nước là 23.125 VND/USD ở chiều mua vào và 23.805 đồng/USD bán ra.

Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại giao dịch lúc 8h sáng nay, cụ thể:

Tỷ giá Vietcombank niêm yết ở mức 22.910 đồng/USD (mua vào) - 23.140 đồng/USD (bán ra), giảm 10 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

VietinBank niêm yết tỷ giá ở mức 22.937 đồng/USD (mua vào) – 23.137 đồng/USD (bán ra), giảm 7 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

Giá 1 USD đổi sang VND tại BIDV niêm yết theo tỷ giá: 22.940 đồng/USD (mua vào) - 23.140 đồng/USD (bán ra), giảm 5 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

Tại thị trường thế giới, tỷ giá USD trên thị trường thế giới giảm nhẹ. Chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 90,13 điểm, giảm 0,04%. Hiện 1 Euro đổi 1,216 USD; 1 bảng Anh đổi 1,416 USD; 1 USD đổi 109,14 yên.

Giá USD giảm trong bối cảnh giới đầu tư bất ngờ về mức lạm phát cao của nước Mỹ vừa được công bố trong tuần trước. Thị trường đang chờ đợi biên bản cuộc họp tháng 4 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Theo đó, Fed có thể phải thắt chặt chính sách sớm hơn và các thị trường đặt cược theo hướng Fed ít ôn hòa hơn với giả định rằng lạm phát cao hơn sẽ tiếp tục kéo dài trong những tháng tới, xua tan "triển vọng nhất thời" của Chủ tịch Jerome Powell về lạm phát.

Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đang đang tập trung theo dõi những bình luận liên quan đến tình hình lạm phát của Mỹ vì đây là một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến chính sách lãi suất và tiền tệ của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, CPI tháng 4 tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 12 năm (kể từ tháng 9/2008) với mức tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước – cao hơn mức dự đoán chỉ 3,6% theo khảo sát của Dow Jones.