Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 26/6: Đồng USD phục hồi phiên cuối tuần

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng nay (26/6), giá USD trên thị trường quốc tế tăng sau khi nhận được tín hiệu phục hồi tốt của nền kinh tế. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại trong nước cũng phục hồi trở lại so với phiên giao dịch trước đó.
Hình minh họa
Hình minh họa

Tại thị trường trong nước, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng nay được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh ở mức 23.179 VND/USD, giữ nguyên mức giá so với phiên giao dịch sáng qua.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước là 22.975 VND/USD ở chiều mua vào và 23.824 đồng/USD bán ra.

Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại giao dịch lúc 8h sáng nay, cụ thể:

Tỷ giá Vietcombank niêm yết ở mức 22.880 đồng/USD (mua vào) - 23.110 đồng/USD (bán ra), tăng 10 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

VietinBank niêm yết tỷ giá ở mức 22.910 đồng/USD (mua vào) – 23.110 đồng/USD (bán ra), tăng 12 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

Giá 1 USD đổi sang VND tại BIDV niêm yết theo tỷ giá: 22.915 đồng/USD (mua vào) - 23.115 đồng/USD (bán ra), tăng 5 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

Tại thị trường thế giới, tỷ giá USD trên thị trường thế giới tăng nhẹ. Chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 91,81 điểm, tăng 0,01%. Hiện 1 Euro đổi 1,193 USD; 1 bảng Anh đổi 1,388 USD; 1 USD đổi 110,77 yên.

Đồng USD tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thông báo kết quả bài kiểm tra sức chịu đựng hàng năm cho thấy 23 định chế tài chính lớn dễ dàng vượt qua một cuộc suy thoái giả định.

Với thông báo này của Fed, các ngân hàng sẽ có thể tăng tỷ lệ cổ tức và mua lại nhiều cổ phiếu quỹ hơn. Các hoạt động này từng bị Fed tạm dừng trong thời gian COVID-19 hoành hành.

Cũng trong ngày 25/6, Bộ Thương mại Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi tháng 5 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/1992 trở lại đây và khớp với dự báo của các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát. Nếu tính cả các mặt hàng lương thực và nhiên liệu, PCE tăng 3,9%, mạnh nhất kể từ 2008.

Đáng chú ý, giá năng lượng vọt lên tới 27,4% trong bối cảnh giá dầu hồi phục, còn giá lương thực chỉ nhích lên 0,4%.

Theo CNBC, chỉ số giá PCE tăng lên cho thấy nền kinh tế đang hồi phục mạnh mẽ và gây ra áp lực lạm phát. Đây là minh chứng cho bước tiến của kinh tế Mỹ so với giai đoạn phong tỏa vì đại dịch trong năm 2020.