Tỷ lệ lan truyền COVID-19 tăng trở lại trên toàn thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tỷ lệ mắc COVID-19 trên toàn thế giới một lần nữa đang gia tăng sau khi giảm trong 7 tuần. Tổng cộng, từ ngày 7 đến ngày 13/5, thế giới đã ghi nhận khoảng 3,4 triệu ca lây nhiễm, nhiều hơn khoảng 0,2 triệu so với tuần trước đó, theo tính toán của TASS.
Tỷ lệ lan truyền COVID-19 trên toàn thế giới tăng trở lại nhưng tỷ lệ tử vong do virus corona vẫn tiếp tục giảm. Ảnh: CBC
Tỷ lệ lan truyền COVID-19 trên toàn thế giới tăng trở lại nhưng tỷ lệ tử vong do virus corona vẫn tiếp tục giảm. Ảnh: CBC

Ở châu Âu, tỷ lệ ca nhiễm gia tăng nghiêm trọng ghi nhận ở Tây Ban Nha khi số ca nhiễm trong tuần này tương đương tỷ lệ các ca mắc COVID-19 vào giữa tháng 3; còn ở Pháp, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm xuống 1/3; ở Ý, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm một phần tư và ở Đức, tỷ lệ mắc COVID-19 trong tuần chỉ còn bằng một nửa so với thời điểm giữa tháng 3.

Tỷ lệ lây lan của bệnh đã giảm hầu như ở khắp mọi nơi ở châu Âu nhưng lại đang tăng lên ở châu Á và châu Mỹ. Trong tuần này, Nhật Bản đã ghi nhận hơn 40.000 ca nhiễm hàng ngày trong khi Malaysia, nơi tỷ lệ mắc bệnh đã giảm từ đầu tháng Ba, lại đang ghi nhận sự gia tăng trở lại. Tại Thái Lan, mức giảm ca bệnh mới cũng đã chậm lại khi cả tuần nhưng vẫn ghi nhận khoảng 7.000-8.000 trường hợp mắc mới mỗi ngày trong tuần qua.

Turkmenistan và Tuvalu là hai quốc gia không có trường hợp nhiễm virus corona nào. Ảnh minh họa: Yale Medicine

Turkmenistan và Tuvalu là hai quốc gia không có trường hợp nhiễm virus corona nào. Ảnh minh họa: Yale Medicine

Trong tuần, các ca nhiễm đầu tiên đã được ghi nhận ở Triều Tiên. Hôm 15/5, Triều Tiên thông báo 21 trường hợp tử vong mới của những người bị nghi nhiễm virus corona. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, hơn 174.440 người đã bị sốt vào 13/5. KCNA nhấn mạnh rằng virus đã lây lan mạnh kể từ khi nước này tổ chức các sự kiện toàn quốc nhân các ngày kỷ niệm vào tháng 4, bao gồm cả một cuộc diễu hành quân sự rộng lớn.

Tính đến hiện tại chỉ có hai quốc gia không có trường hợp nhiễm virus corona nào được ghi nhận chính thức, đó là Turkmenistan với dân số khoảng 6 triệu người và đảo quốc Tuvalu ở Thái Bình Dương (khoảng 12.000 cư dân).

Ở Bắc Mỹ, tình hình đã trở nên trầm trọng hơn ở Mỹ, nơi có hơn 80.000 trường hợp COVID-19 mới hàng ngày được ghi nhận, điều này đã không xảy ra ở nước này kể từ giữa tháng Hai. Đây là chỉ số ca nhiễm cao nhất trên toàn thế giới trong tuần này. Ở Mỹ Latinh, các đợt bùng phát mới đang được ghi nhận ở Colombia và Brazil.

Một đợt lây nhiễm mới được ghi nhận ở Australia, nơi có hơn 50.000 ca nhiễm hàng ngày được ghi nhận trong tuần.

Từ ngày 7 đến ngày 13/5, khoảng 10.600 ca tử vong đã được ghi nhận trên toàn thế giới, ít hơn 2.800 ca so với cùng kỳ trước đó. Hơn 1.500 người đã chết ở Mỹ do COVID-19 trong tuần. Đức đứng thứ hai với khoảng 1.000 người thiệt mạng vì virus corona.

Tỷ lệ tử vong tăng mạnh được ghi nhận ở Canada với hơn 500 trường hợp trong bảy ngày qua. Số người chết vì COVID-19 đã giảm xuống mức tương đương tỷ lệ tử vong trong tháng 2 ở Anh và Hàn Quốc, những nước từng dẫn đầu về số ca tử vong do virus corona gây ra.

Kết hợp tiêm và xịt vaccine để tăng hiệu quả phòng chống COVID-19

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Gamaleya về Dịch tễ học và Vi sinh vật Nga Alexander Gintsburg (ảnh) cảnh báo, việc giảm tỷ lệ lây nhiễm và tử vong do virus corona "không nên trở thành lý do để từ chối việc tiêm chủng hoặc tiêm chủng nhắc lại".

Theo ông Alexander Gintsburg, để được bảo vệ tốt hơn, có thể sử dụng kết hợp tiêm và xịt nhắc lại vaccine COVID-19 qua đường mũi.

Vào ngày 1/4, Bộ Y tế Nga đã chứng nhận vaccine qua đường mũi đầu tiên chống lại virus corona trên toàn thế giới. Theo Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko, nó có thể được đưa vào các khuyến nghị cập nhật về việc thu hồi người dân. (TASS)

Đọc thêm