“Văn hóa kỹ thuật số” - chính sách cần sớm có để quảng bá rộng rãi văn hóa Việt

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Đề xuất này được nhóm hai giảng viên của Khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT gồm Tiến sĩ Emma Duester và Thạc sĩ Michal Teague đưa ra sau khi tiến hành phỏng vấn 50 nghệ sĩ và chuyên gia văn hoá tại Hà Nội, để tìm hiểu về thực tiễn số hóa văn hóa nghệ thuật hiện nay. 
ảnh minh họa
ảnh minh họa

Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học RMIT, việc gia tăng nội dung văn hóa số hóa có thể giúp thu hút khán thính giả trong nước, cũng như giới thiệu hình ảnh văn hóa Việt Nam đương đại với công chúng quốc tế.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong 5 năm qua ở Hà Nội, việc số hóa văn hóa nghệ thuật đã diễn ra trên phạm vi toàn ngành và có hệ thống hơn, thông qua các phương thức như chụp ảnh, quét tài liệu, và lập kho lưu trữ số cho các tác phẩm, cũng như bộ sưu tập nghệ thuật.

Các bảo tàng và cơ sở nghệ thuật công lập đã và đang thực hiện các dự án số hóa, tập trung vào việc bảo tồn những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề thủ công và di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, một số chuyên gia văn hóa hiện đang tìm kiếm những phương cách đổi mới sáng tạo để trưng bày công khai các nội dung được số hóa từ những công nghệ mới như quét 3D, thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR).

Các chuyên gia nghiên cứu Đại học RMIT đã lấy thành công của dự án nghệ thuật công cộng Into Thin Air làm ví dụ. Đây là dự án nhằm đưa địa điểm ở khắp Thành phố Hà Nội thành những tác phẩm sắp đặt nghệ thuật số do Manzi Art Space khởi xướng. Từ đó, Đại học RMIT đã tiến hành hỗ trợ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam số hóa bộ sưu tập bằng công nghệ VR và AR.

Hai nghiên cứu viên RMIT cũng chỉ ra giải pháp cho những thách thức này là thiết lập chính sách “văn hóa kỹ thuật số” cho Việt Nam. Bởi lẽ, trong khi nhiều cuộc thảo luận trên phạm vi toàn quốc mới chỉ xoay quanh các chính sách bảo tồn di sản văn hóa và văn hóa truyền thống. Trong thời đại 4.0 cần cân nhắc thêm những cách giúp công chúng tiếp cận với các kho lưu trữ số hóa, cũng như cách làm thế nào để bảo tồn văn hóa đương đại bằng kỹ thuật số một cách tốt nhất.

Đọc thêm