Về Bạc Liêu đi chùa xin lộc đầu năm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sáng 25/1 (mùng 4 Tết), hàng nghìn du khách thập phương từ các nơi đổ về Quán Âm Phật Đài - Mẹ Nam Hải (phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu) và chùa Giác Hoa (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) để xin lộc đầu năm.
Khu vực trước cổng tam quan Quán Âm Phật Đài.

Khu vực trước cổng tam quan Quán Âm Phật Đài.

Quán Âm Phật đài (người dân quen gọi là mẹ Nam Hải), cách TP. Bạc Liêu 8km (hướng ra biển Đông), là một ngôi chùa nằm sát biển Bạc Liêu được xây dựng trên diện tích 25.000m2, với nhiều hạng mục…

Du khách sẽ được nhìn thấy tượng Phật Bồ tát Quan Âm hướng ra biển.

Du khách sẽ được nhìn thấy tượng Phật Bồ tát Quan Âm hướng ra biển.

Khi đến Quán Âm Phật đài, du khách sẽ được nhìn thấy tượng Phật Bồ tát Quan Âm hướng ra biển và hiểu thêm những điều lạ thường cũng như sự linh thiêng của Quan Thế Âm.

Rất đông du khách thập phương từ các nơi đổ về Quán Âm Phật Đài để xin lộc đầu năm.

Rất đông du khách thập phương từ các nơi đổ về Quán Âm Phật Đài để xin lộc đầu năm.

Chị Tuyền (ngụ phường 5, TP Bạc Liêu) cho biết: “Năm nào cũng vậy, sau khi hoàn tất nghi lễ cúng gia tiên, cúng thần linh, tại gia đình. Đồng thời, gia đình phải đến chùa, mẹ Nam Hải làm lễ. Đây là dịp để gia đình và người thân của mình mong tìm được sự thanh tịnh và may mắn cho năm mới”.

Một biển người chen chân vào khu vực gần tượng Phật Bà để thắp hương.

Một biển người chen chân vào khu vực gần tượng Phật Bà để thắp hương.

Theo đó, bên trong khu vực cổng tam quan - nơi dẫn vào khu tượng Phật bà - du khách choáng ngợp vì một "biển người" vào để viếng Phật Bà. Tại khu vực tượng Phật Bà cao hơn 11 m nhìn ra biển, có hàng ngàn người cố chen chân sát tượng nhất để bày đồ cúng, thắp nhang khấn vái.

Du khách thắp hương khấn vái Phật Bà, mong năm mới gia đình được may mắn và tốt lành.

Du khách thắp hương khấn vái Phật Bà, mong năm mới gia đình được may mắn và tốt lành.

Quán Âm Phật đài là một vị Quan Thế Âm Bồ tát nổi tiếng ở Bạc Liêu nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đây là điểm du lịch tâm linh Phật giáo đặc sắc, thu hút nhiều du khách đến hành hương và chiêm bái.

Không chỉ chen chân sát tượng Phật Bà để khấn vái, mà còn có rất nhiều người đến bên tượng chạm tay vào đài sen dưới chân để cầu mong được may mắn, sức khỏe.

Điện Quán Âm là dãy nhà rộng lớn được xây dựng theo lối kiến trúc theo chùa cổ của Việt Nam.

Điện Quán Âm là dãy nhà rộng lớn được xây dựng theo lối kiến trúc theo chùa cổ của Việt Nam.

Điện Địa Tạng cũng được xây dựng theo lối kiến trúc theo chùa cổ của Việt Nam.

Điện Địa Tạng cũng được xây dựng theo lối kiến trúc theo chùa cổ của Việt Nam.

Hàng năm, lễ hội Quán Âm Nam Hải chính thức vào ngày 22, 23 và 24/3 Âm lịch -đây là một trong 6 lễ hội đặc trưng của tỉnh Bạc Liêu đã được công nhận là lễ hội chính thức. Ngoài ra, có những ngày lễ khác như lễ vía Quan Thế Âm mẹ Nam Hải vào 19/2 Âm lịch (giáng sanh), 19/6 Âm lịch (thành đạo), 19/9 Âm lịch (xuất gia), lễ rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan,... Có rất nhiều tín đồ và người dân thập phương đến đây để cúng bái, tham quan.

Độc đáo ngôi chùa thờ Phật Thích Ca lớn nhất Bạc Liêu

Chùa Giác Hoa (tọa lạc tại xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu), được xây dựng vào năm 1919 với quy mô đồ sộ, đồng thời là ngôi chùa thờ Phật Thích Ca lớn nhất Bạc Liêu, được xem là trung tâm tín ngưỡng Phật giáo ở địa phương đầu thế kỷ 20.

Theo đó, Chùa Giác Hoa do bà Huỳnh Thị Ngó (chị ruột của Công tử Bạc Liêu Huỳnh Công Phước), con của điền chủ giàu có xây dựng nên dân gian thường gọi là Chùa Cô Hai Ngó. Vị công tử ở đây không phải là cậu Ba Huy (Trần Trinh Huy) với giai thoại “đốt tiền nấu trứng” mà là công tử Huỳnh Công Phước (còn gọi là Dù Hột). Theo nhà văn Phan Trung Nghĩa, công tử Phước chính là người khai sinh ra thành ngữ “Công tử Bạc Liêu”. Tương truyền, khi ông thấy có 5 chiếc xe tranh nhau chở khách thì ông bèn bao hết 5 chiếc xe: một chiếc chở ông, chiếc chở nón, chiếc chở gậy, chiếc chở cặp da và chiếc chở mắt kính.

Chị Nguyễn Ngọc Hương (ngụ tại huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: “Mỗi dịp Tết đến, em và các anh chị em trong gia đình thường đi lễ chùa, trước là để vãn cảnh, sau là cầu mong cho bản thân, gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thuận hòa, mọi sự được hanh thông”.

Chùa Giác Hoa được xây dựng theo lối kiến trúc Đông – Tây kết hợp, đan xen hài hòa tạo nên nét độc đáo.

Chùa Giác Hoa được xây dựng theo lối kiến trúc Đông – Tây kết hợp, đan xen hài hòa tạo nên nét độc đáo.

Chùa Giác Hoa thu hút đông đảo khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Chùa Giác Hoa thu hút đông đảo khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Nhìn từ xa là tượng Đức Phật Dược Sư cao 33m (tính riêng bức tượng) và cao 44m tính từ mặt đất lên (cả khối nhà thờ).

Nhìn từ xa là tượng Đức Phật Dược Sư cao 33m (tính riêng bức tượng) và cao 44m tính từ mặt đất lên (cả khối nhà thờ).

Bên trong khuôn viên chùa có núi nhân tạo với tượng Phật Quan Âm Bồ Tát và 4 thầy trò Đường Tăng gắn liền với bộ phim Tây Du Ký.

Bên trong khuôn viên chùa có núi nhân tạo với tượng Phật Quan Âm Bồ Tát và 4 thầy trò Đường Tăng gắn liền với bộ phim Tây Du Ký.

Đến tham quan ngôi chùa, du khách cũng ngỡ là ngôi nhà cổ hoặc một công thự thời thuộc địa ở Nam Kỳ.

Đến tham quan ngôi chùa, du khách cũng ngỡ là ngôi nhà cổ hoặc một công thự thời thuộc địa ở Nam Kỳ.

Tại chùa, du khách không chỉ được ngắm cảnh đẹp, thỏa sức check-in sống ảo, mà còn được cầu tài, cầu lộc đầu năm tại ngôi chùa này.

Tại chùa, du khách không chỉ được ngắm cảnh đẹp, thỏa sức check-in sống ảo, mà còn được cầu tài, cầu lộc đầu năm tại ngôi chùa này.

Đọc thêm