Vì sao Việt Nam ít đăng ký sáng chế?

Hàng năm, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (SHCN) được tiếp nhận về Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT)  không nhỏ và tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, một con số đưa ra gây giật mình, bởi từ năm 2006 - 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011 không có bằng sáng chế nào được đăng ký. Lý do tại sao?.

Hàng năm, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (SHCN) được tiếp nhận về Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT)  không nhỏ và tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, một con số đưa ra gây giật mình, bởi từ năm 2006 - 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011 không có bằng sáng chế nào được đăng ký. Lý do tại sao?.

Ảnh minh hoạ (Internet)
Ảnh minh hoạ

Có sáng chế, nhưng không có tiền để đăng ký

Sở dĩ có rất ít bằng sáng chế được công nhận kể cả trong nước và ngoài nước là do vấn đề nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế không phải đơn giản, rất tốn kém và mất thời gian. Để xin cấp bằng sáng chế ở Mỹ, chi phí trả cho việc xin cấp bằng khoảng vài ngàn USD, nộp hồ sơ xong thì phải chờ khoảng 2-3 năm để được xét duyệt. Nếu được cấp bằng thì phải đóng một khoản tiền không nhỏ hàng năm (khoảng 1000 USD/năm) trong vòng 20 năm.

Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... có nhiều sáng chế là do các Cty lớn trả tiền cho nghiên cứu và tư vấn luật (như Samsung, LG...) và sẵn sàng bỏ tiền để tranh tụng nếu cần thiết. Một nhà khoa học Việt Nam thu nhập khoảng 200-300USD/ tháng thì rất khó có khả năng chi trả dài hơi như vậy là điều dễ hiểu.

Về tình hình số lượng đơn đăng ký SHCN, ông Tạ Quang Minh - Cục trưởng Cục SHTT- cũng cho biết: “Tỉ lệ đơn đăng ký năm 2011 tăng 3,3%; năm 2012 tăng 5,2%. Trong đó, đơn đăng ký của người Việt Nam có sự tăng lên”.

Tuy vậy, theo ông Tạ Quang Minh, chỉ có 1025 sáng chế được cấp văn bằng năm 2012. Và trong số gần 4.000 sáng chế, ông Minh cũng cho biết, chỉ có khoảng 300 đơn của người Việt Nam.

Nguyên nhân của việc đăng ký đơn sáng chế ít là do làm hồ sơ đăng ký sáng chế không đơn giản, một phần các nhà sáng chế không có kinh nghiệm và thứ nữa là thiếu vốn. Người dân, doanh nghiệp chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ sáng chế. Nhiều nhà khoa học Việt Nam vẫn còn tâm lý e ngại nếu bộc lộ sáng chế của mình ra sẽ bị lộ, mất đề tài nên lại càng không muốn đăng ký bảo hộ sáng chế.

Tìm lại thương hiệu bị đánh cắp

Theo ông Minh, hiện nay một số nhãn hiệu như: thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc… thời gian qua đã bị DN nước ngoài đăng ký bảo hộ ở nước họ.

Vấn đề đặt ra từ hiện tượng này là làm thế nào nâng cao nhận thức của DN để họ chủ động đăng ký bảo hộ SHTT cho sản phẩm của mình ở nước ngoài, tránh tái diễn các hiện tượng trên. Bên cạnh nguyên nhân là do nhận thức hạn chế, việc DN chưa thực hiện đăng ký SHTT cho sản phẩm ở nước ngoài còn do chưa đầu tư hoặc chưa có khả năng đầu tư cho việc này.

Xây dựng và phát triển thương hiệu không chỉ đơn thuần là đăng ký bảo hộ SHTT mà còn nhiều hoạt động khác, từ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng kênh phân phối, nâng cao chất lượng, uy tín sản phẩm đối với người tiêu dùng…

Ông Minh cho rằng, nguyên nhân có thể xuất phát từ việc nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng việc đăng kí bảo hộ sản phẩm khi xuất khẩu ra nước ngoài. Chưa có chiến lược cho việc xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật…

“Chúng tôi luôn khuyến khích các DN Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm của mình sang nước ngoài cần phải đăng kí quyền bảo hộ sản phẩm với Cục Sở hữu trí tuệ của nước đó để đảm bảo nhãn hiệu sản phẩm không bị đánh cắp”, ông Minh nói.  

Ông Minh cho biết thêm, trong trường hợp các doanh nghiệp có nhu cầu đăng kí bảo hộ sản phẩm ở nước ngoài, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phối hợp để hỗ trợ DN trong việc đăng kí. Khi có tranh chấp nhãn hiệu sản phẩm ở thị trường nước ngoài, Cục sẽ phối hợp DN để khởi kiện, tìm lại sự công bằng cho nhãn hiệu sản phẩm bị đánh cắp.

Nhằm đẩy mạnh công tác xác lập quyền SHCN cũng như tăng cường thực thi quyền SHTT, Cục SHTT sẽ rà soát các nội dung liên quan đến đăng ký xác lập quyền SHCN trong các văn bản pháp luật để tháo gỡ khó khăn, khuyến khích các tổ chức cùng cá nhân trong việc đăng ký SHCN, đẩy mạnh công tác hỗ trợ xác lập quyền SHCN và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thực thi quyền SHTT.

Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã có những chương trình hỗ trợ để tăng lượng sáng chế của Việt Nam như chương trình 68 hỗ trợ về truyền thông, kinh phí cho sáng chế, thông báo tới các đơn vị và tư vấn đăng ký sáng chế.

Và điều đáng mừng, hiện nay, một số các nông sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã có giá cao hơn. Cụ thể, chè Mộc Châu giá cao hơn 1,7 - 2 lần chè cùng loại không có bao bì; chè Tân Cương cao hơn 1,5 lần sản phẩm cùng loại không có bao bì; nếp cái hoa vàng Kinh Môn (Hải Dương) có bao bì bán giá 27.000 đồng/kg (trong khi không có bao bì chỉ 22.000 đồng).

Đặc biệt, sản phẩm địa lan Đà Lạt đã có 16 đơn vị được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu và có số lượng bán ra thị trường rất tốt... Dù rằng vì giá cao nên sản phẩm của cũng bị cạnh tranh và khó tiêu thụ hơn song theo các DN, đó cũng chính là con đường để các DN tự tin bước về phía trước …

 Uyên Na

Đọc thêm