Ảnh minh họa |
Căn cứ theo điều 34, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung
1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.
Theo đó, nếu đăng ký xe ô tô chỉ đứng tên một người, nhưng là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân (tài sản chung vợ chồng) thì nhất thiết phải cả hai vợ chồng cùng ký hợp đồng hoặc một trong hai người ký hợp đồng nếu có giấy/hợp đồng ủy quyền hợp lệ của người kia.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân gia đình về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng:
“2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.”
Theo đó, nếu xe là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng chỉ đứng tên người vợ thì khi vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Trường hợp tài sản đó là tài sản riêng của một người thì chỉ cần người có tài sản đó ký hợp đồng.