Nhưng bằng kinh nghiệm và năng lực tích luỹ trong 5 năm để tìm hiểu môi trường kinh doanh anh Phạm Đăng Khoa, đã từng bước khẳng định thương hiệu cá nhân trên thị trường, đưa Sen Việt Group từng bước đến gần với người tiêu dùng và sau hai năm tập trung đẩy mạnh hệ thống anh đã gây dựng được thương hiệu công ty trở thành cố vấn cao cấp của công ty Sen Việt, và để đạt được thành công như hiện nay. Câu chuyện kinh doanh của anh Khoa là một câu chuyện rất dài về một người trẻ tuổi với niềm đam mê khởi nghiệp, với hoài bão cống hiến cho cộng đồng xã hội.
Khởi nghiệp là một chặng đường rất khó khăn, nhưng anh lại chọn con đường khởi nghiệp với loại hình kinh doanh mới mẻ là về đào tạo, tư vấn, trở thành quản lý trong mạng lưới nhân sự, vì sao anh lại dấn thân lĩnh vực này?
- Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh để khởi nghiệp là một điều vô cùng quan trọng "nỗ lực không bằng chọn đúng”. Tôi chọn lựa con đường xây dựng hệ thống để khởi nghiệp vì nó phù hợp với bản thân tôi, tại thời điểm bắt đầu “kinh nghiệm chưa có, mối quan hệ xã hội bình thường, đồng vốn ít ỏi” - để chọn một hình thức khởi nghiệp với mức độ rủi ro hạn chế tới mức thấp nhất thì việc xây dựng một hệ thống nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp, làm việc với thái độ tích cực, phấn đấu để cùng gánh vác sự phát triển của công ty là rất cần thiết. Bên cạnh đó tôi luôn quan niệm mang đến những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng, xây dựng sản phẩm Việt uy tín, chất lượng và an toàn cho người sử dụng.
Để điều hành được một mô hình kinh doanh với mấy chục ngàn nhân sự rải đều trên cả nước cũng như để trở thành một người quản lý cao cấp là việc vô cùng khó khăn, anh có thể chia sẻ về kinh nghiệm?
- Để điều hành hệ thống nhân sự lớn theo tôi mình cần: Nghiêm túc trong công việc, nghiêm túc với chính bản thân mình, từ đó thực hiện từng bước nắm bắt tâm lý nhân viên và phân công công việc thúc đẩy sao cho phù hợp với từng thành viên trong doanh nghiệp bằng việc dựa vào hai tiêu chí xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa đội nhóm và năng lực quản lý của doanh nghiệp vào từng đội nhóm, ngoài ra tôi còn luôn tự nói với bản thân mình rằng cần phải làm việc dựa trên lý lẽ, lý trí hạn chế dùng tình cảm để làm việc vì khi tình cảm chen ngang vào công việc sẽ làm cho bạn mất đi sự công bằng vốn có của một người quản lý. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến vai trò, năng lực và trách nhiệm của một người lãnh đạo.
Theo anh những yếu tố nào để nhân sự làm việc cho công ty anh trong thời gian lâu như vậy và họ vẫn luôn rất trung thành với công ty?
- Những nhân tố để nhân sự làm việc với công ty lâu dài: Thứ nhất: Giúp cho họ thấy được chiến lược hướng đi lâu dài của công ty và bản thân họ để mỗi một nhân sự ý thức được tầm quan trọng của họ với công ty. Khi họ thấy được năng lực của chính bản thân họ, họ sẽ cảm thấy bản thân trở thành một phần không thể thiếu cho sự phát triển của công ty.
Thứ hai: Giúp mỗi nhân sự có được kĩ năng kiến thức cần thiết để xây dựng nhóm kinh doanh hiệu quả, tôi luôn quan niệm rằng một cây không thể làm được một cánh rừng, sự chung tay đoàn kết luôn mang đến hiệu quả cao trong công việc. Làm việc đội nhóm luôn mang đến thành tựu to lớn, mỗi một người một ý tưởng khác nhau sẽ tạo ra sức mạnh cộng hưởng to lớn để đạt được thành tựu trong công việc.
Thứ ba: Giúp nhân sự có được thu nhập và tài sản khi hợp tác với công ty, tôi quan niệm ai cũng cần phải sống, bản thân là một lãnh đạo cần hiểu rõ tâm lý của từng nhân sự. Mỗi một người đều có cuộc sống khác nhau nhưng nếu kinh tế ổn định cuộc sống đầy đủ thì sự cống hiến của mỗi nhân sự trở nên rõ ràng hơn. Nhân sự ý thức được trách nhiệm mà bản thân gánh vác với công ty và phải luôn hiểu rằng nhân sự luôn có những lựa chọn tốt cho mình.
Có quan niệm trong kinh doanh luôn được nhắc đến, “người làm lãnh đạo như một thuyền trưởng nếu không tìm ra được hướng đi thì con thuyền sẽ bị đắm nhanh chóng trước khi mắc cạn”, anh nghĩ như thế nào?
- Theo quan điểm của tôi điều này hoàn toàn chính xác “không có nhân viên dở chỉ có lãnh đạo tồi” khi gặp khó khăn bản thân mình là người đứng đầu mình phải tìm ra giải pháp chứ không được đổ lỗi cho bất kì điều gì và tôi cũng thường xuyên nhắc nhở những người anh em và cộng sự của mình như vậy, mỗi một thành viên của công ty cần phải có trách nhiệm cùng với sự phát triển của một thương hiệu. Tôi luôn nhắc nhở mỗi nhân viên trong các cuộc họp cần phải tự nguyện nhìn nhận sai lầm của bản thân, thông qua đó sửa chữa, tìm giải pháp khác phục để hoàn thiện năng lực kinh nghiệm công việc trong mỗi ngày.
Tố chất quan trọng nhất của một người kinh doanh trong lĩnh vực nhân sự là gì thưa anh? Nếu cho anh chọn lại anh vẫn quyết tâm theo đuổi niềm đam mê hiện tại hay sẽ lựa chọn cho mình một môi trường khởi nghiệp khác?
- Tố chất quan trọng nhất của một người kinh doanh trong lĩnh vực nhân sự theo tôi là niềm đam mê và khao khát - đam mê trong công việc, hãy biến công việc phải làm thành đam mê mà làm, khao khát mãnh liệt vào sự thành công, khao khát giúp đỡ người khác một cách vô điều kiện. Nếu cho tôi chọn lại tôi vẫn chọn con đường xây dựng hệ thống để khởi nghiệp vì chỉ có con đường này mới cho tôi sự thành công và giúp đỡ được cộng sự của tôi thành công.
Thật sự để trở thành một người lãnh đạo một người điều hành và một người cố vấn cao cấp, trong suốt thời gian anh đã trao dồi cho mình kiến thức như thế nào? Để hiểu lòng người, hiểu được suy nghĩ chắc cũng là một trong những cách điều hành tốt nhất?
- Tôi luôn tự nhắc nhở bản thân mình là mình còn thiếu sót rất nhiều nên tôi luôn tìm kiếm cơ hội để cho mình có thêm kĩ năng và kiến thức thông qua mạng xã hội,sách báo và các chương trình tập huấn của các nhà kinh tế. Ngoài ra tôi còn học tập từ những cộng sự và nhân viên của mình. Tôi luôn tâm niệm, nếu mình không rèn luyện mình sẽ bị thụt lùi. Để hiểu lòng người, suy nghĩ tâm sự của người khác theo tôi mình cứ đặt bản thân mình vào vị trí của họ để suy nghĩ xem mình cần gì và mong muốn điều gì từ đó mình sẽ rút ra được giải pháp mình nên làm gì để đạt được kết quả tốt nhất.
Trong thời gian tới anh có dự định gì mới cho con đường khởi nghiệp của mình? Và đến thời điểm hiện tại anh cũng được xem là một người quản lý thành công, anh có nghĩ vậy không?
- Trong thời gian tới tôi có rất nhiều dự định để phát triển doanh nghiệp của mình.Cụ thể tôi tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường trong nước, tạo điều kiện cho những cộng sự có đầy đủ kinh nghiệm khao khát thành công phát triển,tìm hiểu và phát triển them các dòng sản phẩm Việt Nam phù hợp,mở thêm nhiều các chương trình đào tạo kỹ năng cho nhân viên.
Cho đến thời điểm này tôi vẫn chưa thực sự cho mình là người quản lý thành công vì bên cạnh những anh em làm việc trong hệ thống kinh doanh của tôi đã có được thu nhập và cuộc sống ổn định thì vẫn còn những anh em còn khó khăn vẫn chưa đạt được mục tiêu của mình. Tôi hi vọng thời gian sớm nhất tôi sẽ giúp đỡ được tất cả các anh em của tôi.